Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu thực vật có giá trị làm thuốc của dân tộc Thái trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hoá

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực vật có giá trị làm thuốc của dân tộc thái trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hoá. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU THỰC VẬT CÓ GIÁ TRỊ LÀM THUỐC CỦA DÂN TỘC THÁI TRONG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG - THANH HOÁ ĐẬU BÁ THÌN Trường Đại học Hồng Đức NGUYỄN NGHĨA THÌN Đại học Quốc gia Hà Nội PHẠM HỒNG BAN Đại học Vinh Pù Luông là Khu Bảo tồn thiên nhiên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, nằm trong địa giới của hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, về phía Đông Bắc Khu Bảo tồn thiên nhiên tiếp giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Châu của tỉnh Hoà Bình. Pù Luông có diện tích tự nhiên là 17.622 ha trong đó có 13.320 ha phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha phân khu được phục hồi sinh thái. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc vùng sâu, vùng xa và ũng c là vùng đ ầu nguồn sông Mã cho nên dân cư s ống ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người như dân tộc Thái và dân tộc Mường. Điểm nổi bật về phân bố dân của người Thái và người Mường là không sống tập trung trong cùng một bản mà gần như tuyệt đại đa số họ sống riêng rẽ theo từng bản, đồng bào dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao (66,9% ở xã Cổ Lũng và 59,7% ở xã Lũng Cao). Các xã trong Khu Bảo tồn hầu hết là các xã nghèo đặc biệt là xã Cổ Lũng có tới 87,56% hộ nghèo mặc dù người dân ở đây đều được hưởng các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước như 129, 135. Trình độ dân trí thấp, số trẻ em trong độ tuổi đến trường chiếm tỷ lệ cao (33,5%) nhưng chỉ có 10,7% các em được tới trường nhưng cũng chỉ học hết bậc trung học cơ sở. Từ năm 1997 đến năm 2005 chỉ có công trình nghiên cứu điều tra về thành phần thực vật và các kiểu thảm thực vật chính của Khu Bảo tồn. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2010 đến tháng 01/2011, tại 02 xã Cổ Lũng và Lũng Cao của huyện Bá Thước. Tiến hành phỏng vấn các ông lang, bà mế, người dân trong các bản; thu mẫu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2008), Đỗ Tất Lợi (2003). Giám định và xác định loài bằng phương pháp hình thái so sánh, sử dụng các tài liệu của

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.