Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số đặc điểm sinh học của cá kèo vẩy to parapocryptes serperaster phân bố ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả, một số thông tin ngắn về đặc điểm hình thái và sự phân bố (Murdy, 1989; Trương Thủ Khoa và ctv., 1993; Rainboth, 1996), trong khi những nghiên cứu về đặc điểm sinh học vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ cho nên cần tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá kèo vảy to nhằm bổ sung hiểu biết về loài cá này nói riêng và tài nguyên thủy sinh vật nói chung ở ĐBSCL, từ đó góp phần phát triển đối tượng nuôi trồng thủy sản trong tương lai. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ KÈO VẨY TO PARAPOCRYPTES SERPERASTER PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG TRẦN ĐẮC ĐỊNH, HUỲNH THẢO TRÂN Trường Đại học Cần Thơ Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cá kèo vẩy to Parapocryptes serperaster có tập tính sống đáy ở các vùng cửa sông và ven biển, thỉnh thoảng có thể gặp chúng ở vùng nước ngọt. Chúng phân bố rất rộng từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc đến Việt Nam. Cá kèo vẩy to là loài có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên sản lượng khai thác ngoài tự nhiên suy giảm một cá ch nhanh chóng trong những năm gần đây. Do đó chúng là một trong những loài có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai, trong khi đó các nghiên cứu về đối tượng này trên thế giới và ở Việt Nam còn rất hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân loại, mô tả, một số thông tin ngắn về đặc điểm hình thái và sự phân bố (Murdy, 1989; Trương Thủ Khoa và ctv., 1993; Rainboth, 1996), trong khi những nghiên cứu về đặc điểm sinh học vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ cho nên cần tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá kèo vảy to nhằm bổ sung hiểu biết về loài cá này nói riêng và tài nguyên thủy sinh vật nói chung ở ĐBSCL, từ đó góp phần phát triển đối tượng nuôi trồng thủy sản trong tương lai. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian thu mẫu từ tháng 4-9/2009 tại khu vực cửa Mỹ Thanh và vùng ven biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Định kỳ thu mỗi tháng một lần, dụng cụ thu mẫu là lưới cào, lưới đáy hoặc nò. Số lượng từ 30 đến 50 mẫu/tháng, mẫu cá được bảo quản lạnh và mang về phân tích tại Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Xác định giai đoạn thành thục sinh dục: Quan sát các đặc điểm về ngoại hình, màu sắc, lỗ sinh dục, hình dạng bụng, chiều dài toàn thân, khối lượng toàn thân cá. Giải phẩu cá để xác định khối lượng, đặc điểm hình thái và cấu tạo của tuyến sinh dục (TSD). Xác định các giai đoạn thành thục sinh dục của cá kèo dựa theo thang phân chia

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.