Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và ánh sáng lên sự sinh trưởng của cây cóc đỏ (lumnitzera littorea (jack) voigt) ở giai đoạn vườn ươm

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi của cây Cóc đỏ sau 6 tháng thí nghiệm với các chế độ che sáng (CĐCS) khác nhau và độ mặn là 0% và 100% độ mặn thí nghiệm (ĐMTN). Sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ ở các độ mặn khác nhau sau 6 tháng thí nghiệm với 5 chế độ che sáng và 3 độ mặn khác nhau. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN VÀ ÁNH SÁNG LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CÓC ĐỎ (LUMNITZERA LITTOREA (Jack) Voigt) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM QUÁCH VĂN TOÀN EM, PHẠM VĂN NGỌT, NGUYỄN VĂN LUẬN Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.) thuộc họ Bàng (Combretaceae) là loài cây chính thức của rừng ngập mặn, có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007). Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ đã phát hiện, khôi phục rừng phòng hộ cũng như bảo tồn một số quần thể cây Cóc đỏ còn sót lại và có tái sinh mạnh. Tuy nhiên các cây con này có tốc độ tăng trưởng chậm và tỷ lệ sống rất thấp, vì thế việc gieo ươm cây Cóc đỏ trong vườn ươm và nghiên cứu các điều kiện sinh thái cần thiết cho sự sinh trưởng của cây là rất quan trọng. Xác định ảnh hưởng các độ mặn khác nhau và chế độ che sáng với sự sinh trưởng của loài Cóc đỏ ở giai đoạn vườn ươm, từ đó xác định độ mặn và chế độ chiếu sáng thích hợp cho sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ ở giai đoạn vườn ươm, góp phần cung cấp dẫn liệu cho việc khôi phục và bảo tồn loài Cóc đỏ ở RNM Cần Giờ. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thích nghi của cây Cóc đỏ sau 6 tháng thí nghiệm với các chế độ che sáng (CĐCS) khác nhau và độ mặn là 0% và 100% độ mặn thí nghiệm (ĐMTN). Sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ ở các độ mặn khác nhau sau 6 tháng thí nghiệm với 5 chế độ che sáng và 3 độ mặn khác nhau. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu, bố trí thí nghiệm Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại ấp Long Thạnh, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ TPHCM. Các thí nghiệm được trồng trong vườn ươm được tưới các độ mặn với các chế độ che sáng khác nhau. Cây Cóc đỏ con có 6 – 7 lá đầu tiên được trồng trong túi bầu có kích thước 10cm x 20cm. Thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 04/2010. Bố trí thí nghiệm: Cây cóc đỏ con có 6 - 7 lá lấy từ vườn ươm Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.