Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tình hình và một số yếu tố liên quan đến bướu giáp đơn ở học sinh 8 - 12 tuổi huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Ở Việt Nam, mặc dù Bộ Y tế đã thực hiện chương trình phủ muối iốt toàn quốc cách đây hơn 10 năm, song do tác động của nhiều yếu tố như môi trường, chất kháng giáp, tập quán ăn uống, nên hiệu quả của chương trình này thường khác biệt nhau ở các địa phương. Nghiên cứu tình hình phủ muối iốt và tỷ lệ mắc bướu giáp ở các vùng sinh thái là hết sức cần thiết nhằm đánh giá kết quả của chương trình phòng và chống các rối loạn thiếu hụt iốt. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009 TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BƯỚU GIÁP ĐƠN Ở HỌC SINH 8 - 12 TUỔI HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Hoàng Trọng Sĩ Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế TÓM TẮT Ở Việt Nam, mặc dù Bộ Y tế đã thực hiện chương trình phủ muối iốt toàn quốc cách đây hơn 10 năm, song do tác động của nhiều yếu tố như môi trường, chất kháng giáp, tập quán ăn uống, nên hiệu quả của chương trình này thường khác biệt nhau ở các địa phương. Vì vậy,cần phải đánh giá kết quả việc thực hiện chương này. Nhóm nghiên cứu gồm 577 học sinh từ 8 đến 12 tuổi tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Xác định tỷ lệ bướu giáp bằng khám lâm sàng. Đo nồng độ iốt niệu và iốt trong nước bằng phương pháp trắc quang động học xúc tác. Đo nồng độ iốt muối ăn; độ cứng và chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp chuẩn độ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc bướu giáp 3,6%. Nồng độ trung vị iốt niệu 11,34 µgI-/dl. Nồng độ iốt trong nước và muối ăn lần lượt 1,8 ± 1,1µgI-/L và 27,1 ± 12,1 ppm. Nồng độ chất hữu cơ và độ cứng trong nước lần lượt 1,1mg O2/L và 68,6 ± 49,3mg CaCO3/l. 1. Đặt vấn đề Sau hơn một thập niên (1995-2007) thực hiện chương trình “Phủ muối iốt toàn quốc”, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phòng và chống các rối loạn thiếu hụt iốt. Tuy nhiên, do yếu tố môi trường, thực phẩm, tập quán ăn uống cũng như chất lượng muối iốt rất khác nhau ở các vùng sinh thái; vì thế, tỷ lệ mắc bướu giáp đơn cũng khác biệt nhau ở các địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu tình hình phủ muối iốt và tỷ lệ mắc bướu giáp ở các vùng sinh thái là hết sức cần thiết nhằm đánh giá kết quả của chương trình phòng và chống các rối loạn thiếu hụt iốt. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bướu giáp và nồng độ iốt-niệu ở học sinh 8-12 tuổi tại huyện Nam Giang; 2. Đánh giá nồng độ iốt trong nước, trong muối ăn và một số chỉ tiêu môi trường tại huyện Nam Giang. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: học sinh tiểu học có độ tuổi