Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của loài re hương (Cinnamomum parthenoxylon) tại vườn quốc gia Bạch Mã

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Re hương tại Vườn Quốc gia Bạch Mã phục vụ cho hoạt động bảo tồn và phát triển loài một cách hiệu quả. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI RE HƯƠNG (Cinnamomum parthenoxylon) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ Lê Thị Diên, Phạm Minh Toại, Lê Phú Ánh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Lê Doãn Anh Vườn Quốc gia Bạch Mã TÓM TẮT Cây Re Hương là một loài cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài cây này hiện đã bị khai thác một cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Re hương rất ít nên vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tổ thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi đã xác định được tại các lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng (từ 21-39 loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng như Gò đồng, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim. với mật độ dao động từ 6.200 - 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt. Với số lượng chỉ có 7 cây trên 40 ô dạng bản có diện tích mỗi ô 25m2, cây tái sinh Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành loài. Mặc dù vậy, số lượng chồi Re hương tái sinh trên mỗi gốc là rất lớn. Phần lớn các cây tái sinh Re hương có phẩm chất tốt, nên mặc dù chưa nằm trong nhóm các cây tái sinh có triển vọng nhưng các cây này vẫn có khả năng phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ cây Re hương trong tương lai nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt. Cần có kế hoạch tạo giống cây từ hạt phục vụ cho hoạt động khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây Re hương tại các vùng phân bố tự nhiên của chúng. 1. Đặt vấn đề Thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ trong 7 ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Với hơn 19 triệu hecta rừng và đất rừng, hệ thực vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước, thể hiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.