Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vi sinh vật phân giải cellulose mạnh trong sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp và ảnh hưởng của chúng đối với giống lạc L14 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh. Tiếp đến, 2 chủng vi sinh vật này được phối trộn với chất mang là cám gạo và bột bắp theo tỷ lệ 1:3 với 50 ml nước cất thanh trùng cho 1 kg. Ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp với hỗn hợp trên và so sánh chất lượng phân bón, khả năng phân giải cellulose với công thức không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (mẫu đối chứng). | Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 127, Số 3B, 2018, Tr. 5–19; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4483 VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CELLULOSE MẠNH TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI GIỐNG LẠC L14 TẠI HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Thu Thủy*, Nguyễn Tiến Long Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh. Tiếp đến, 2 chủng vi sinh vật này được phối trộn với chất mang là cám gạo và bột bắp theo tỷ lệ 1:3 với 50 ml nước cất thanh trùng cho 1 kg. Ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp với hỗn hợp trên và so sánh chất lượng phân bón, khả năng phân giải cellulose với công thức không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (mẫu đối chứng). Kết quả cho thấy ủ phế phụ phẩm nông nghiệp với hai chủng vi sinh vật tuyển chọn cho hàm lượng cellulose giảm 55,87 % so với đối chứng và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng. Thử nghiệm ảnh hưởng của các liều lượng phân ủ khác nhau đến giống lạc L14 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy bón 8 hoặc 9 tấn phân hữu cơ ủ/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thực thu của giống lạc L14. Phân tích di truyền phân tử cho thấy chủng xạ khuẩn 22TH đồng hình 100 % với loài Streptomyces olivochromogenes và chủng vi khuẩn NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens. Từ khóa: cellulose, phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, giống lạc L14 1 Đặt vấn đề Hiện nay, vấn đề ô nhiễm ở vùng nông thôn đang ở mức đáng báo động, không chỉ từ việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học mà còn một phần ảnh hưởng không nhỏ từ việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp chưa hợp lý. Sau mùa thu hoạch, hầu hết phụ phẩm từ rơm rạ, rễ, thân cây thường bị vứt lại hoặc đốt trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ở khía cạnh