Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Đánh giá tác động môi trường: Phần 2
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Đánh giá tác động môi trường" cung cấp cho người học các kiến thức: Đánh giá môi trường chiến lược, phương pháp nhận dạng và đánh giá tác động môi trường, quản lý giám sát các tác động môi trường. . | Chương 4. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 4.1. Khái niệm về đánh giá môi trường chiến lược Kể từ khi ra đời những năm 1970 tại Mỹ, quá trình đánh giá tác động môi trường chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá này không đủ để đưa ra các quyết định có quy mô rộng lớn. Nói cách khác, ĐTM không cho đủ thông tin để ra quyết định môi trường ở quy mô vùng, toàn quốc hay rộng lớn hơn. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) ra đời trên cơ sở nâng cấp ĐTM và đánh giá tác động môi trường tích luỹ nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên. Từ những năm 1990, nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng ĐMC vào các chính sách, kế hoạch và chương trình. Tại các quốc gia này, ĐMC dựa vào một quá trình có hệ thống đánh giá các hậu quả của các chính sách, kế hoạch và chương trình đối với môi trường (Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Kông, 2001). Đối với Việt Nam, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đánh giá môi trường chiến lược là “việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững”. Như vậy, trọng tâm ĐMC của Việt Nam là cho các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK). Mục tiêu ĐMC của Việt Nam là lồng ghép việc cân nhắc các tác động môi trường vào quá trình lập CQK, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch và đồng thuận của quá trình ra quyết định. 4.2. Vai trò và ý nghĩa của lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Nhiều nước trên thế giới coi việc đánh giá tác động môi trường chiến lược là đảm bảo những vấn đề về môi trường không xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Các vấn đề này cần được xem xét một cách cặn kẽ và giải quyết thích đáng ở giai đoạn đầu của các các chính sách, kế hoạch và chương trình. Chính sách đề cập đến một đường lối chung hoặc phương hướng chung. Kế hoạch được định nghĩa là một chiến lược hay một đề án có mục đích hướng về tương lai, có những thứ tự ưu tiên, phương án và biện pháp kết hợp nhằm tạo dựng chính sách và thực