Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nhóm tác giả đã đánh giá định lượng mức độ thiệt hại của nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp ven biển tỉnh Nam Định bao gồm: rừng ngập mặn, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng lúa và điều kiện cơ sở hạ tầng đi kèm như hệ thống đê, hệ thống thủy nông ngăn mặn. Việc lượng giá các tác động này sẽ cung cấp cơ sở giúp địa phương chủ động giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. | BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG TỚI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH Vũ Văn Doanh1, Doãn Hà Phong2, Vũ Quyết Thắng3 Tóm tắt: Tỉnh Nam Định có vị trí quan trọng trong khu vực Đồng bằng sông Hồng với địa hình bằng phẳng, hai mặt giáp sông (phía Đông Bắc là sông Hồng, phía Tây Nam là sông Đáy) và một mặt giáp biển Đông là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản. Song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) như nước biển dâng (NBD), bão lũ, triều cường.Sử dụng các phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế, nhóm tác giả đã đánh giá định lượng mức độ thiệt hại của nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp ven biển tỉnh Nam Định bao gồm: rừng ngập mặn, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng lúa và điều kiện cơ sở hạ tầng đi kèm như hệ thống đê, hệ thống thủy nông ngăn mặn. Việc lượng giá các tác động này sẽ cung cấp cơ sở giúp địa phương chủ động giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Nước biển dâng, đánh giá thiệt hại kinh tế và BĐKH. Ban Biên tập nhận bài: 20/04/2017 1. Mở đầu Với ưu thế về điều kiện tự nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn Tỉnh. Theo báo cáo quy hoạch đến 2020, hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ hướng tới mục tiêu tăng trưởng 12% vào năm 2020 [12]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với việc gia tăng của nhiệt độ, các khí hậu cực trị và hiện tượng cực đoan đang có xu hướng gia tăng rõ rệt ở tỉnh Nam Định như nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn, bão, cùng với nước biển dâng, xâm nhập mặn đang cản trở Nam Định đạt được các mục tiêu đã phê duyệt. Đối với khu vực đồng bằng ven biển như tỉnh Nam Định, mực NBD ảnh hưởng lớn đến tình hình sử dụng đất ven biển, đặc biệt đối với đất nông nghiệp (ĐNN). Năm 2013, diện tích đất bị ngập trong toàn tỉnh là 34.020 ha, tập trung phần lớn ở các huyện ven biển Nghĩa Hưng, Giao Thủy và Hải