Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp tính toán trung bình có trọng số để nâng cao chất lượng dự báo trung bình tổ hợp cho hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài báo này giới thiệu kết quả ứng dụng và thử nghiệm một số phương pháp tính toán trung bình có trọng số để nâng cao chất lượng dự báo trung bình tổ hợp trường nhiệt độ bề mặt được dự báo từ hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn (SREPS). Kết quả thử nghiệm và đánh giá cho 176 điểm trạm dựa trên chuỗi số liệu 2008-2010 đã cho thấy chất lượng dự báo trung bình tổ hợp đã được cải thiện đáng kể. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN TRUNG BÌNH CÓ TRỌNG SỐ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO TRUNG BÌNH TỔ HỢP CHO HỆ THỐNG DỰ BÁO TỔ HỢP THỜI TIẾT HẠN NGẮN ThS. Võ Văn Hòa, TS. Bùi Minh Tăng - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương GS.TS. Phan Văn Tân - Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội ài báo này giới thiệu kết quả ứng dụng và thử nghiệm một số phương pháp tính toán trung bình có trọng số để nâng cao chất lượng dự báo trung bình tổ hợp trường nhiệt độ bề mặt được dự báo từ hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn (SREPS). Kết quả thử nghiệm và đánh giá cho 176 điểm trạm dựa trên chuỗi số liệu 2008-2010 đã cho thấy chất lượng dự báo trung bình tổ hợp đã được cải thiện đáng kể, trong đó các phương pháp tính toán trọng số giảm theo thời gian và theo phương sai sai số cho kết quả tốt nhất. Các khu vực có biên độ sai số hệ thống lớn chính là khu vực có sự cải thiện nhiều nhất. B 1. Đặt bài toán Tại Việt Nam, các hệ thống NWP đã được nghiên cứu và ứng dụng nghiệp vụ từ hơn 10 năm trở lại đây, trong đó bao gồm các EPS từ quy mô hạn ngắn cho đến hạn mùa. Năm 2010, Trung tâm Dự báo Trung ương (TTDBTƯ) đã triển khai nghiệp vụ hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn (1-3 ngày) - SREPS dựa trên cách tiếp cận đa mô hình đa phân tích và bao gồm 20 dự báo thành phần. Các sản phẩm dự báo trung bình tổ hợp (EM) và dự báo xác suất từ SREPS đã và đang góp phần quan trọng trong công tác dự báo thời tiết hạn ngắn, đặc biệt là dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm tại TTDBTƯ. Theo kết quả đánh giá của Võ Văn Hòa và nnk (2012) [1], chất lượng dự báo EM và xác suất của hệ thống SREPS vẫn còn nhiều hạ chế cho cả các biến bề mặt và trên cao. Những hạn chế này dẫn đến hiệu quả phục vụ công tác dự báo thời tiết của hệ thống SREPS chưa cao. Theo phân tích của Võ Văn Hòa và nnk (2012) [1], nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hệ thống SREPS có thể bắt nguồn từ sự chưa hoàn hảo của các mô hình NWP được sử dụng, phương pháp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.