Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dự án hợp phần 2 - WB5 với chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Đề tài trình bày về dự án hợp phần 2 - WB5 với chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020, ngành Khí tượng Thủy văn có chức năng dự báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên Nhà nước ngày càng có nhiều Chương trình, Quyết định lớn đầu tư cho Ngành Khí tượng Thủy văn trong đó có dự án Hợp phần 2 "Tăng cường dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm" thuộc dự án WB5 “Quản lý rủi ro thiên tai”. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI DỰ ÁN HỢP PHẦN 2 - WB5 VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ĐẾN NĂM 2020 Phạm Văn Dương - Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy văn Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia gành Khí tượng Thủy văn có chức năng dự báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Yêu cầu chất lượng dự báo khí tượng thủy văn ngày càng cao và kịp thời. Trong khi đó chất lượng các bản tin dự báo khí tượng thủy văn phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi số liệu khí tượng thủy văn. Tuy nhiên hiện tại hệ thống mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn còn rất thưa; chuỗi số liệu thu thập được chưa đủ dầy, việc truyền dữ liệu chưa thực sự hoàn toàn tự động; công tác dự báo khí tượng thủy văn còn lạc hậu. Để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên Nhà nước ngày càng có nhiều Chương trình, Quyết định lớn đầu tư cho Ngành Khí tượng Thủy văn trong đó có dự án Hợp phần 2 "Tăng cường dự báo thời tiết và hệ thống cảnh báo sớm" thuộc dự án WB5 “Quản lý rủi ro thiên tai”. N 1. Hiện trạng và nhu cầu nâng cao chất lượng dự báo khí tượng thủy văn Theo đánh giá của Cơ quan Quản lý thiên tai Châu Á thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiên tai nhất ở Châu Á, là một trong những trung tâm của tất cả các loại thiên tai vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như bão, lũ, lũ quét, mưa lớn, hạn hán, rét đậm, rét hại. trong đó bão, lũ, ngập úng là những loại thiên tai gây nhiều thiệt hại hơn cả. Do nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những vùng bão có số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng. Trong vòng hơn 60 năm (1954-2013) đã có 400 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo thống kê, chỉ trong 10 năm (1997-2006), các loại thiên tai như: bão, lũ, hạn hán và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích gần 7.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Những năm gần đây cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, thời