Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Từ việc nghiên cứu thực trạng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, tác giả phân tích những tồn tại, hạn chế và đề xuất những sửa đổi, bổ sung về chế định này, phục vụ yêu cầu mới của đất nước. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 4 (2013) 15-29 Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam Trịnh Tiến Việt* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 5 tháng10 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 20 tháng10 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 12 năm 2013 Tóm tắt: Từ việc nghiên cứu thực trạng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, tác giả phân tích những tồn tại, hạn chế và đề xuất những sửa đổi, bổ sung về chế định này, phục vụ yêu cầu mới của đất nước. Từ khóa: Loại trừ trách nhiệm hình sự; sửa đổi Bộ luật hình sự. 1. Đặt vấn đề* lược cải cách tư pháp đến năm 2020". Cụ thể hóa điều này, đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật hình sự nói riêng phải ngày càng hoàn thiện và thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước ta để bảo vệ một cách tối đa và đầy đủ nhất các quyền, tự do của con người và của công dân. Do đó, trước yêu cầu mới của đất nước và trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, hòa nhập với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi chúng ta phải có nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả hơn mà một trong các biện pháp rất quan trọng là hoàn thiện pháp luật hình sự. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chế định loại trừ trách nhiệm hình sự để có những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam là yêu cầu cấp thiết trên năm phương diện sau đây. Năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, chủ trương đổi mới toàn diện đất nước được đặt ra. Cùng với cải cách hành chính, cải cách kinh tế thì cải cách tư pháp cũng là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết và mang tính quy luật để có thể thích ứng với những đổi mới về văn hóa, kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị. Do đó, vấn đề này đã chính thức được đặt ra tại các Đại hội sau đó của Đảng, đồng thời đã được đánh dấu và .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.