Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Từ việc nghiên cứu các xu hướng của việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình và các quy định về hình phạt tử hình trong lịch sử và Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, tác giả đã đặt ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt này, đặc biệt là vấn đề loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình trong Luật hình sự cần được tiến hành thông qua thủ tục trưng cầu ý dân. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 42‐48 Một số suy nghĩ về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam Nguyễn Ngọc Chí** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 02 năm 2012 Tóm tắt. Từ việc nghiên cứu các xu hướng của việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình và các quy định về hình phạt tử hình trong lịch sử và Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, tác giả đã đặt ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt này, đặc biệt là vấn đề loại bỏ hay duy trì hình phạt tử hình trong Luật hình sự cần được tiến hành thông qua thủ tục trưng cầu ý dân. 1. *Hình phạt tử hình đã tồn tại trong Luật hình sự Việt Nam với cả ngàn năm lịch sử từ khi hình thành nhà nước, khi pháp luật chưa thành văn cho tới tận bây giờ. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, hình phạt tử hình không những được coi là biểu tượng thể hiện uy quyền của nhà nước mà còn là phương tiện trả thù của người bị hại thông qua nhà nước đối với người phạm tội theo kiểu “nợ máu phải trả bằng máu”. Vì vậy, hình phạt tử hình phù hợp với lòng dân, thỏa mãn đòi hỏi được trả thù và phù hợp tư tưởng đạo đức, lễ giáo của xã hội phong kiến. “Hình phạt tử hình đã được áp dụng từ thời cổ đại và được ghi nhận trong những văn kiện cổ xưa nhất của nhân loại hiện còn lưu giữ được. Thêm vào đó, nhiều phong tục tập quán còn tồn tại ở một số bộ lạc hiện nay cũng cho thấy hình phạt tử hình đã là một phần trong cơ chế tư pháp của xã hội loài người ngay từ thuở sơ khai”. Không riêng gì Việt Nam mà tất cả các triều đại phong kiến trên thế giới đều qui định hình phạt tử hình trong luật hình sự của mình. Chẳng những qui định hình phạt tử hình mà người ta còn nghĩ ra các hình thức thi hành hình phạt tử hình sao cho dã man nhất và phân biệt được đẳng cấp của người bị áp dụng hình phạt tử hình. Hẳn mọi người đều biết có “tử tội” cứ khăng khăng đòi được chết bằng “hổ đầu trảm” chứ nhất định không chịu chết bởi “cẩu đầu trảm” như lời phán quyết của Bao đại nhân chỉ vì lý do .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.