Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống thanh long ruột đỏ tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Thí nghiệm được tiến hành trên giống thanh long ruột đỏ H14 và giống thanh long ruột đỏ H10, cây 4 năm tuổi tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Thí nghiệm gồm 2 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 5 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống thanh long ruột đỏ H14 cho tỷ lệ đậu quả cao (48,8%), năng suất quả cao đạt (19,23 kg/trụ) và cho chất lượng quả tốt (12,39% độ brix). | Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 53 - 57 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG THANH LONG RUỘT ĐỎ TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG Nguyễn Minh Tuấn*, Nguyễn Ngọc Lan Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên giống thanh long ruột đỏ H14 và giống thanh long ruột đỏ H10, cây 4 năm tuổi tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Thí nghiệm gồm 2 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 5 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống thanh long ruột đỏ H14 cho tỷ lệ đậu quả cao (48,8%), năng suất quả cao đạt (19,23 kg/trụ) và cho chất lượng quả tốt (12,39% độ brix). Giống thanh long ruột đỏ H14 có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và có thể sử dụng giống thanh long ruột đỏ H14 cho sản xuất đại trà tại địa phương. Từ khóa: Thanh long ruột đỏ; năng suất; chất lượng, huyện Nguyên Bình ĐẶT VẤN ĐỀ* Thanh long (Hylocereus undatus) thuộc họ xương rồng có nguồn gốc ở châu Mỹ, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Barthlott và Hunt, 1993 [4]). Theo Mizrahi và cộng sự (1997) [5], trên thế giới thanh long thường được trồng thương phẩm với nhiều loại khác nhau là: Thanh long ruột trắng (H. undatus), thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis), và thanh long vàng (H. undatus). Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ có thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ được trồng phổ biến. Thanh long ruột đỏ được đánh giá là một trong những loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất bởi giá trị dinh dưỡng và giá trị thương mại, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho người sản xuất. Theo Wybraniec và Mizrahi (2002) [6] quả thanh long ruột đỏ có màu đỏ sáng hấp dẫn ở vỏ và thịt quả, bên cạnh sử dụng ăn tươi, thanh long ruột đỏ còn được sử dụng trong chế biến nước quả, rượu trái cây, kẹo, mứt. Theo Zainoldin và cộng sự (2009) [7] thanh long