Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết “Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế của Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” chỉ ra thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua phát triển kinh tế của huyện Võ Nhai và đưa ra giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho lao động của địa phương. | Nguyễn Thị Kim Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 65 - 70 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÔNG QUA PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Kim Phương* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thái Nguyên, điều kiện tự nhiên khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, trình độ lao động không cao nhưng trong những năm qua, Võ Nhai đã xác định lợi thế của mình so với hiều địa bàn khác của tỉnh trong phát triển kinh tế đó là: tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp theo vùng (Tiểu vùng 1 gồm 6 xã vùng cao: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Cúc Đường, Thần Sa, Vũ Chấn; Tiểu vùng 2 (vùng gò đồi) gồm 5 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến, Bình Long và Phương Giao; Tiểu vùng 3 (vùng thấp) gồm 3 xã và 1 thị trấn dọc đường quốc lộ 1B là: La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả) từng bước phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện, từ đó, giải quyết được việc làm cho người lao động (trên 85% người lao động có việc làm thường xuyên, tỷ lệ tạo và giải quyết việc làm mới đạt từ 112,1% - trên 179,5%), nhất là việc làm tại chỗ, mang lại sự thay đổi khá lớn trong đời sống kinh tế - xã hội địa phương. Từ khóa: Lao động, việc làm, giải quyết việc làm, lao động nông thôn, phát triển kinh tế MỞ ĐẦU* Khu vực nông thôn nước ta hiện có khoảng 61 triệu người, chiếm 66,9% dân số cả nước; trong đó khu vực trung du và miền núi phía Bắc có 9,6 triệu người, chiếm 10,7% dân số cả nước. Số người trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên sống tại khu vực nông thôn là khoảng 46 triệu người, chiếm 65,7% so với cả nước. Theo báo cáo điều tra lao động việc làm quý 3 năm 2016, số người đang làm việc ở khu vực nông thôn là khoảng 36,3 triệu người, chiếm 82,7% số người trong độ tuổi lao động ở khu vực này, tỷ lệ thất nghiệp là 17,3%. Như vậy, giải quyết việc làm cho cư dân nông thôn vốn là vấn