Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 11-19 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0146 VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Phó Đức Hòa Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một xu hướng tiếp cận phù hợp với yêu cầu của giáo dục hiện đại. Với cách tiếp cận này, học sinh được học tập và trải nghiệm trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó các em không chỉ tiếp nhận được tri thức và còn biết cách sử dụng tri thức đó trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Lí thuyết kiến tạo (Constructivism Theory) là lí thuyết dạy học khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp trong thực tiễn. Với chủ chương dạy học dựa trên tính tích cực nhận thức, động cơ học tập và khát vọng hiểu biết của học sinh, lí thuyết kiến tạo rất phù hợp với xu hướng dạy học nâng cao năng lực học sinh. Bài báo đề cập đến việc vận dụng quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học, xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình kiến tạo từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh tiểu học. Từ khóa: Lí thuyết kiến tạo, năng lực, học sinh tiểu học, dạy học tích cực, năng lực học sinh tiểu học. 1. Mở đầu Bối cảnh của thế kỉ XXI với 4 đặc điểm lớn: toàn cầu hóa; công nghệ thông tin, kinh tế tri thức và vấn đề dân tộc đòi hỏi giáo dục phải có sự đổi mới mạnh mẽ cả về chương trình, nội dung và phương pháp cũng như cách thức kiểm tra đánh giá để có thể đào tạo ra những công dân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời chiến lược phát triển giáo dục đến 2020 cũng nêu rõ mục tiêu tổng quát: “chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.