Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật: Phần 3
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật: Phần 3 trình bày các nội dung chính sau: Các yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật, quy phạm pháp luật, xây dựng pháp luật, hệ thống hóa pháp luật, quan hệ pháp luật, những tiêu chí cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật,. để nắm nội dung chi tiết. | PHẦN 3 CÁC YẾU Tti CỦA cơ CHẾ ĐIẾU CHÍNH PHẤP LUẬT C hương 14 QUY PHẠM PHÁP LUẬT 14.1. Khái niệm quy phạm pháp luật Tính cộng đồng của đời sống con người xuất hiện nhu cầu cần phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ để đạt được những mục đích nhất định, nghĩa là, nhu cầu điều chỉnh những mối quan hệ giữa ngưòi với người. Điểu chỉnh mối quan hệ giữa con người là nhu cầu cần thiết, tất yếu của đời sống con người, đặc biệt là khi tính chất xã hội hoá các hoạt động của con ngưòi ngày càng được mở rộng vể quy mô và sự phức tạp. Việc điểu chỉnh hoạt động của các cá nhân riêng rẽ có thể được thực hiện dựa vào những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hóa cách xử sự của con ngưòi, nghĩa là, đưa ra những quy tắc xử sự làm mẫu để bất kỳ ai khi ở vào những hoàn cảnh, điểu kiện đã được dự liệu cũng xử sự như vậy. Việc mẫu hóa cách xử sự của con người phải là kết quả nghiên cứu nhiều cách xử sự cá biệt cụ thể khác nhau rồi 329 khái quát hoá để tạo ra quy tắc (cách) xử sự mẫu sao cho phù hợp với đa sô', được số đông chấp thuận. Những quy tắc xử sự ấy được sử dụng nhiều lần trong đời sống xã hỏi, chúng được gọi là quy phạm . Trong xả hội, có nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau cùng được sử dụng để điéu chỉnh các quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy, nó vừa mang đầy đủ những thuộc tính chung của quy • phạm xã hội vừa có những thuộc tính của riêng mình. Cụ thể là: - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự: Với tư cách là quy tắc xử sự, quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành vi con người, nó chỉ dẫn cho mọi người cách xử sự trong những tình huống nhất định. Điều này cũng có nghĩa là quy phạm pháp luật đã chỉ ra cách xử sự, xác định các phạm vi xử sự của con người trong những hoàn cảnh, điểu kiện nhất định, cũng như những kết quả hay hậu quả bất lợi gì mà họ được nhận hoặc phải gánh chịu nếu như họ .