Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức hành chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm việc của công chức hành chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 yếu tố tác động đến động lực làm việc, bao gồm: (1) chính sách tiền lương; (2) môi trường làm việc; (3) phương pháp lãnh đạo, quản lý; (4) cơ hội thăng tiến. | CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI Trần Thị Thanh Thanh1 Nguyễn Thị Phương Tú2 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm việc của công chức hành chính nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 yếu tố tác động đến động lực làm việc, bao gồm: (1) chính sách tiền lương; (2) môi trường làm việc; (3) phương pháp lãnh đạo, quản lý; (4) cơ hội thăng tiến. Kết quả có được từ nghiên cứu là gợi ý quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phù hợp phát triển nguồn nhân lực của đơn vị hành chính thành phố Quảng Ngãi. Từ khóa: Các yếu tố, Động lực làm việc, Công chức hành chính nhà nước 1. Giới thiệu Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là một đô thị phát triển muộn so với nhiều đô thị khác trong nước. Sự phát triển muộn xét về mặt nào đó có một số thuận lợi nhất định, nhưng bao trùm vẫn là một khó khăn lớn trên đường phát triển. Thành phố Quảng Ngãi là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi xưa và nay. Tuy vậy, do hoàn cảnh là một đô thị phát triển muộn, nông nghiệp ở địa bàn thành phố Quảng Ngãi trước đây còn chiếm một tỷ trọng đáng kể. Theo số liệu Sở nội vụ tỉnh Quảng Ngãi (http://www.quangngai.gov.vn, 2017), số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố ngày càng được nâng lên. Trong số lực lượng công chức viên chức tại thành phố có trên 50% có trình độ đại học, sau đại học và 69,12% có trình độ trung cấp chính trị trở lên; từ năm 2011 đến năm 2016, thành phố đã đào tạo và thu hút 30 tiến sĩ, 513 thạc sĩ. Tuy nhiên, qua khảo sát, công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh còn hạn chế, chất lượng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cán bộ công chức ngành y tế, khoa học và công nghệ,. Đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hành