Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đông Kinh nghĩa thục - trường học về giáo dục lòng yêu nước đầu thế kỉ XX
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Đông Kinh nghĩa thục là một trường học giáo dục lòng yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Hoạt động của trường học rất đa dạng: dạy học, diễn thuyết, bình văn, biên soạn, đến xuất bản tài liệu; nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tự lực, tự cường cho nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị thực dân Pháp. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 75-81 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0103 ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - TRƯỜNG HỌC VỀ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX Phan Thị Lệ Dung Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đông Kinh nghĩa thục là một trường học giáo dục lòng yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Hoạt động của trường học rất đa dạng: dạy học, diễn thuyết, bình văn, biên soạn, đến xuất bản tài liệu; nhằm truyền bá tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức tự lực, tự cường cho nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị thực dân Pháp. Từ hoạt động ở một trường học, đã phát triển thành một phong trào yêu nước rộng khắp. Những bài học của Đông Kinh nghĩa thục còn vang vọng cho đến ngày nay, đặc biệt là giáo dục về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Từ khóa: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục, giáo dục, lòng yêu nước. 1. Mở đầu Những tư liệu, tài liệu ghi chép về Đông Kinh nghĩa thục có thể thấy từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn tiếng Việt (bằng chữ Quốc ngữ), nguồn Hán Nôm, và tiếng Pháp. Những nghiên cứu trong suốt hơn 100 năm qua về Đông Kinh nghĩa thục cho thấy, chủ yếu tiếp cận được bằng tài liệu tiếng Việt, một phần bằng chữ Hán. Đặc biệt có giá trị là Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỉ Phụ biên, chép nối lịch sử nước ta từ năm 1889-1916, là một trong những tư liệu gốc đặc biệt đáng tin cậy và mới được dịch và xuất bản, hay những tài liệu đặc biệt có giá trị như Châu bản triều Nguyễn. . . Ngoài những, những tư liệu Hán Nôm kể trên, phải kể tới nguồn tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp Phông Toàn quyền Đông Dương lưu tại Trung tâm lưu trữ Hải ngoại Aix-en-Provence ở Pháp. Hơn 100 năm qua, việc nghiên cứu về Đông Kinh nghĩa thục được phản ánh trên các báo chí xuất bản ở nửa đầu thế kỉ XX, nhất là những tờ báo tiến bộ, có tính cách mạng, hoặc qua các hồi ức, hồi kí