Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập: Thuận lợi, khó khăn và khuyến nghị

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết trình bày xu hướng và kinh nghiệm của một số nước phát triển trên thế giới tái cơ cấu kinh tế qua đây cũng nêu những thuận lợi và khó khăn cơ bản của VN khi tiến hành tái cơ cấu kinh tế. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập: Thuận lợi, khó khăn và khuyến nghị TS. Nguyễn Đình Luận T ái cơ cấu kinh tế hiện đang là vấn đề nóng đối với nhiều nền kinh tế trên thế giới và với VN, gắn với sự phát triển khoa học kỹ thuật, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tái cơ cấu kinh tế thành công chẳng những nâng cao được chất lượng tăng trưởng, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, hạn chế được các tác động tiêu cực trước những biến động từ bên ngoài, mà còn giúp quốc gia tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Bài viết trình bày xu hướng và kinh nghiệm của một số nước phát triển trên thế giới tái cơ cấu kinh tế qua đây cũng nêu những thuận lợi và khó khăn cơ bản của VN khi tiến hành tái cơ cấu kinh tế. Từ khóa: Tái cơ cấu kinh tế, xu hướng, kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn. 1. Các nước trên thế giới đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế Do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cũng như cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, quá trình tái cơ cấu hệ thống kinh tế - tài chính trên toàn cầu nhằm khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống này đã, đang diễn ra quyết liệt. Mỹ đã thực hiện điều chỉnh các yếu tố tăng trưởng kinh tế theo hướng từ đáp ứng tiêu dùng sang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu làm động lực. Tổng thống Obama tuyên bố nước Mỹ phải đặt một nền tảng mới cho tăng trưởng và phồn vinh, một nền tảng giúp chuyển từ thời đại dựa vào vay mượn và chi tiêu sang thời đại tiết kiệm và đầu tư. Nước Mỹ sẽ tiêu dùng ít hơn và xuất khẩu nhiều hơn. Theo phương hướng này, Chính phủ Mỹ đề ra mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của mình trong 5 năm tới thông qua thúc đẩy đàm phán ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do. Thực tế, tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng của Mỹ đã giảm từ mức trung bình 3,5%/năm trong 15 năm trước khủng hoảng xuống mức 0,7% các năm sau

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.