Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình tượng Mẫu Thượng Ngàn từ truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo Bắc Lệ đền thiêng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết này tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các bản truyền thuyết, các bài văn chầu và vở chèo hiện đại Bắc Lệ đền thiêng khi cùng lấy Mẫu Nhạc Phủ làm hình tượng trung tâm. Qua đó, sự chi phối bởi đặc trưng thể loại đối với một hình tượng văn học cũng được làm rõ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 54-61 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0009 HÌNH TƯỢNG MẪU THƯỢNG NGÀN TỪ TRUYỀN THUYẾT, CHẦU VĂN ĐẾN VỞ CHÈO BẮC LỆ ĐỀN THIÊNG Nguyễn Thị Hường và Nguyễn Thị Thanh Phương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong quan niệm của Đạo Tứ phủ Việt Nam, Mẫu Thượng Ngàn là bà mẹ cai quản miền núi rừng rộng lớn. Cùng với Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải, bà mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng như các thể loại văn học dân gian. Bài viết này tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các bản truyền thuyết, các bài văn chầu và vở chèo hiện đại Bắc Lệ đền thiêng khi cùng lấy Mẫu Nhạc Phủ làm hình tượng trung tâm. Qua đó, sự chi phối bởi đặc trưng thể loại đối với một hình tượng văn học cũng được làm rõ. Từ khóa: Bắc Lệ đền thiêng, Mẫu Thượng Ngàn, truyền thuyết, chầu văn, chèo. 1. Mở đầu Đạo Mẫu là một tín ngưỡng có tính chất bản địa của đất Việt, gắn bó chặt chẽ với nếp cảm, nếp nghĩ và tư duy của những cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Tương ứng với quan niệm về Tứ Phủ, có bốn vị Thánh Mẫu cai quản bốn miền không gian khác nhau: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa. Nếu Mẫu Thượng Thiên cai quản bầu trời, Mẫu Thoải quán xuyến vùng sông biển, Mẫu Địa gắn với mặt đất thì Mẫu Thượng Ngàn lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ vùng núi cao rừng sâu. Từ trước đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đạo Mẫu của các tác giả tên tuổi trong và ngoài nước, như: Vũ Ngọc Thanh, Thích Minh Nghiêm, Ngô Đức Thịnh, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Tú Anh, Olga Dror [2, 4-11]. Tuy các tác giả có nhắc đến vai trò và một số đặc điểm của Mẫu Thượng Ngàn nhưng rất sơ lược. Hầu hết các công trình đều tập trung vào việc tìm hiểu nguồn gốc, hành trạng của Mẫu Thượng Thiên trong sự hợp nhất với Mẫu Liễu Hạnh. Trong khi đó, thực tế, Mẫu Nhạc Phủ trở thành nguồn cảm hứng