Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm của văn miêu tả và việc đổi mới nội dung dạy học văn miêu tả trong trường phổ thông

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết này nghiên cứu đặc điểm của văn miêu tả và nội dung dạy học văn miêu tả (MT) trong nhà trường phổ thông theo chương trình sau 2015. Sử dụng phương pháp tổng thể (Tiếng Anh: Wholedynamic), đề tài đã xác định được mười đặc điểm của văn miêu tả, từ đó đề xuất các nội dung dạy học văn miêu tả trong trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh (HS). | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 77-82 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0009 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ VÀ VIỆC ĐỔI MỚI NỘI DUNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Phạm Minh Diệu Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này nghiên cứu đặc điểm của văn miêu tả và nội dung dạy học văn miêu tả (MT) trong nhà trường phố thông theo chương trình sau 2015. Sử dụng phương pháp tổng thể (Tiếng Anh: Wholedynamic), đề tài đã xác định được mười đặc điểm của văn miêu tả, từ đó đề xuất các nội dung dạy học văn miêu tả trong trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh (HS). Theo đó, các kĩ năng/ năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học văn miêu tả bao gồm: quan sát, nhận xét, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, trình bày các chi tiết theo trình tự, diễn đạt, hành văn; sử dụng các yếu tố tự sự, biểu cảm trong bài văn MT và nói viết các câu/ đoạn văn miêu tả trong các thể văn bản khác,. Tùy theo các cấp học, bậc học để xác lập yêu cầu một cách phù hợp. Từ khóa: Miêu tả, đặc trưng, điểm nhìn, tổng thể, nội dung. 1. Mở đầu Văn MT (VMT) là hiện tượng văn từ có từ thời thượng cổ, thường xuất hiện trong các tác phẩm thơ, phú, truyện,. và trở thành một kiểu văn bản trong nhà trường vào thời kì hiện đại. Đã có rất nhiều bài báo, sách tham khảo viết về đặc trưng, phương pháp dạy học VMT. Từ thời cổ đại, A-ri-xtốt (Hi Lạp, 384-317 trước CN) gọi đây là “nghệ thuật mô phỏng” [1; 15]. Trong thời kì hiện đại, ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu từng xem xét VMT như “một loại hành vi” [2; 9-10], “một mặt của hình thức kết cấu lời nói” [3; 51], hoặc “một thành phần của tiểu thuyết” [4], v.v. . . Ở Việt Nam, các nhà văn như Tô Hoài [5], Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng [6],. . . đã có nhiều cuốn sách, bài viết về kinh nghiệm viết VMT; các nhà giáo, nhà nghiên cứu như Nguyễn Trí, Lê Phương Nga [7], Hoàng Hòa Bình [8], .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.