Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhận xét trên 22 bệnh nhân có bệnh võng mạc trẻ đẻ non giai đoạn muộn

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát đặc điểm của những trẻ đẻ non có ROP ở giai đoạn muộn (giai đoạn 4-5) mà chúng tôi đã gặp tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1- 6 /2002, trước khi chương trình phòng chống mù lòa bệnh võng mạc trẻ đẻ non được triển khai tại bệnh viện. | 1. Công trình nghiên cứu NHẬN XÉT TRÊN 22 BỆNH NHÂN CÓ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON GIAI ĐOẠN MUỘN NGUYỄN XUÂN TỊNH Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mù loà do bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) gặp ngày một nhiều. Trong 6 tháng đầu năm 2002, Khoa mắt trẻ em Bệnh viện mắt trung ương đã khám cho 22 bệnh nhân bị mù (một hoặc cả hai mắt) do ROP. 100% bệnh nhân đều đến khám muộn khi ROP đã ở vào giai đoạn cuối. 68,18% bệnh nhân có tuổi thai khi sinh trên 28 tuần và 50% có cân nặng khi sinh trên 1250g. Trong khi đó rất ít những trẻ đẻ non có cân nặng khi sinh dưới 1000g (4,55%) và tuổi thai dưới hoặc bằng 28 tuần (31.82%) được cứu sống. Đa thai và mẹ bị chấn thương trước đẻ có thể là những nguyên nhân quan trọng gây ra đẻ non. Thở ôxy nồng độ cao, kéo dài, viêm phổi, suy hô hấp là những yếu tố nguy cơ cao đối với mù loà do ROP. Như vậy, ở Việt Nam những trẻ rất non được cứu sống chưa nhiều và mù loà do ROP gặp ở những trẻ đẻ non có cân nặng và tuổi thai khi sinh lớn hơn nhiều so với các nước đã phát triển. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) hiện nay đã trở thành một trong những nguyên nhân gây mù hàng đầu của trẻ em ở các nước đã phát triển [1]. Ở Việt nam trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của hồi sức sơ sinh nên ngày càng có nhiều trẻ đẻ non được cứu sống và số lượng bệnh nhân đẻ non bị mù gặp ngày một nhiều. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát đặc điểm của những trẻ đẻ non có ROP ở giai đoạn muộn (giai đoạn 4-5) mà chúng tôi đã gặp tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1- 6 /2002, trước khi chương trình phòng chống mù loà bệnh võng mạc trẻ đẻ non được triển khai tại bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những trẻ có tiền sử đẻ non, nhẹ cân, có ROP giai đoạn muộn ở một hoặc cả hai mắt, đến khám tại Bệnh viện mắt Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2002 đều được đưa vào nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân đến khám đều được khai thác tiền sử sản khoa, nhi khoa như: cân nặng, tuổi thai khi sinh, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.