Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết đưa ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm qua (2011 - 2015), từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THANH HÓA Lê Thị Loan1 TÓM TẮT Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp - nông thôn đặc biệt là xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là vấn đề tất yếu đối với tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bài báo đưa ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm qua (2011 - 2015), từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn, Thanh Hóa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc hiểu là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ về lƣợng các thành phần, các yếu tố và bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp theo một xu hƣớng và mục tiêu nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỷ lệ các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu hƣớng, mục đích nhất định. Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm giảm tỷ phần nông nghiệp, tăng phần công nghiệp và dịch vụ; giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi; giảm cây trồng vật nuôi có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp sang loại có giá trị, hiệu quả cao; chuyển từ sản xuất đơn giản đến chuỗi giá trị để giải quyết việc làm; chuyển từ sản phẩm thô sang sản phẩm thông qua bảo quản, chế biến; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; chuyển từ nền nông .