Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 đối với một số bề mặt vật liệu

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 được sản xuất bởi hãng Karcher/CHLB Đức. Hiệu quả tẩy xạ được tính toán trên cơ sở các phép đo thực hiện trên các thiết bị đo như máy đo phóng xạ Radiagem (Canberra) và hệ phổ kế Gammar hiện trường GC 1520 Ortec HPGe (Canberra). | Đánh giá khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 đối với một số bề mặt vật liệu Hóa học & Kỹ thuật môi trường ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẨY XẠ CỦA TÁC NHÂN TẨY XẠ RDS 2000 ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỀ MẶT VẬT LIỆU Nguyễn Văn Hoàng1*, Đỗ Xuân Trường1, Nguyễn Khánh Hoàng Việt1 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu khả năng tẩy xạ của tác nhân tẩy xạ RDS 2000 được sản xuất bởi hãng Karcher/CHLB Đức. Hiệu quả tẩy xạ được tính toán trên cơ sở các phép đo thực hiện trên các thiết bị đo như máy đo phóng xạ Radiagem (Canberra) và hệ phổ kế Gammar hiện trường GC 1520 Ortec HPGe (Canberra). Kết quả thử nghiệm khả năng tẩy xạ đối với các bề mặt vật liệu nhiễm chất phóng xạ Cs137, Sr90, U238, Th232 và các mẫu mô phỏng SIMCON-1, SIMCON-2, RDD bằng dung dịch tẩy xạ RDS 2000 (3-5% trong nước) cho thấy hiệu quả tẩy xạ cao đối với các bề mặt nhẵn như SIMCON-1 (86,4-98,5%), thép CT-3 (95,9-98,2%), sơn ankyd trên nền thép CT-3 (94,2-97,1%), vải quần áo phòng da L1 (90,5- 97,0%); hiệu quả tẩy xạ là không cao đối với mẫu bị ô nhiễm kèm thiêu kết nhiệt SIMCON-2 (22,0-36,6%), các vật liệu có độ xốp cao như gỗ (46,8-71,7%), bê tông (24,6-28,0%). Từ khóa: Tẩy xạ; Hiệu quả tẩy xạ; RDS 2000. 1. MỞ ĐẦU Năng lượng hạt nhân là phát minh vĩ đại của nhân loại, tạo ra nguồn năng lượng có thể coi là vô tận, tuy nhiên nó cũng đã từng xảy ra thảm họa, đe dọa cuộc sống của nhân loại do chiến tranh, khủng bố và sự cố của các cơ sở, có sử dụng hạt nhân, phóng xạ (bom nguyên tử Mỹ sử dụng ở Nhật Bản năm 1945, nhà điện Chernobyl ở Nga năm 1986, Fukusima ở Nhật Bản năm 2013, ) [10]. Ngày nay, nguy cơ xảy ra các thảm họa hạt nhân, phóng xạ vẫn còn hiện hữu và có thể gia tăng do các nước vẫn còn tham vọng sử dụng vũ khí hạt nhân như một loại vũ khí chiến lược; Đồng thời, một số quốc giá không ngừng thúc đẩy mở rộng ứng dụng hạt nhân phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng [2]. Trong đó, có thể kể đến như sự phát triển

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.