Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các hợp chất lignan và flavone glycoside từ cây cà gai leo ở Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp đồng thời so sánh với dữ liệu phổ của các hợp chất đã công bố trước đây. Đây là lần đầu tiên ba hợp chất này được thông báo, phân lập từ cây cà gai leo. | Các hợp chất lignan và flavone glycoside từ cây cà gai leo ở Việt Nam Hóa học & Môi trường CÁC HỢP CHẤT LIGNAN VÀ FLAVONE GLYCOSIDE TỪ CÂY CÀ GAI LEO Ở VIỆT NAM Trương Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Thu Hiền2*, Đỗ Thanh Tuân3, Nguyễn Phan Hằng3, Nguyễn Bá Hưng1 Tóm tắt: Bằng các phương pháp sắc kí khác nhau, ba hợp chất glycoside là (–)- lyoniresinol-3α-β-D-glucopyranoside (1), isorhamnetin-3-O-β-D-glucopyranoside (2) và quecertin-3-O-β-D-glucopyranoside (3) đã được phân lập từ dịch chiết nước của cây cà gai leo (Solanum procumbens Lour.). Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân kết hợp đồng thời so sánh với dữ liệu phổ của các hợp chất đã công bố trước đây. Đây là lần đầu tiên ba hợp chất này được thông báo, phân lập từ cây cà gai leo. Từ khóa: Solanum procumbens; Flavonoid; Lignan. 1. GIỚI THIỆU Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) là loài dược liệu thuộc chi cà (Solanum) phân bố khá rộng ở Việt Nam. Theo y học cổ truyền, cà gai leo thường dùng trị cảm cúm, dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương khớp, rắn cắn [1]. Gần đây, loài này được sử dụng rất nhiều trong các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như giải độc gan Tuệ Linh, cà gai leo LAVA, trà cà gai leo Max green, viên hộ gan Kingphar, Tuy nhiên, đến nay vẫn có rất ít các công trình công bố về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài cà gai leo ở trong nước. Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết quả bước đầu về nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập đực nhăm góp phần làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của loại cây dược liệu này. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Đối tượng nghiên cứu Mẫu cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) được thu vào tháng 8 năm 2015 tại Tiền Hải, Thái Bình. Tên khoa học được TS. Đỗ Thanh Tuân, Đại học Y Dược Thái Bình giám định. Mẫu tiêu bản (TB17.2015) được lưu giữ tại bộ môn Độc học và Phòng nguyên Quân sự, bộ môn sinh .