Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá kinh tế mô hình canh tác theo hướng thích ứng với biển đổi khí hậu ở vùng cát huyện Hải Lăng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu này đánh giá bốn mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu được các nông hộ áp dụng tại hai xã Hải Ba và Hải Dương, thuộc vùng cát huyện Hải Lăng. Các mô hình canh tác đó là: Lúa đông xuân (ĐX) – đậu xanh hè thu (HT), mướp đắng 2 vụ, hành tăm – đậu xanh và sắn xen đậu xanh. | Đánh giá kinh tế mô hình canh tác theo hướng thích ứng với biển đổi khí hậu ở vùng cát huyện Hải Lăng Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 128, Số 5A, 2019, Tr. 5–15; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5062 ĐÁNH GIÁ KINH TẾ MÔ HÌNH CANH TÁC THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG CÁT HUYỆN HẢI LĂNG Bùi Dũng Thể*, Phạm Minh Hải Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nông nghiệp vùng cát ven biển Việt Nam rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, nông dân vùng cát huyện Hải Lăng đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm mô hình luân canh và xen canh cây trồng phù hợp để hạn chế tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như khô nóng kéo dài, hạn hán, rét hại, bão và lụt. Nghiên cứu này đánh giá bốn mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu được các nông hộ áp dụng tại hai xã Hải Ba và Hải Dương, thuộc vùng cát huyện Hải Lăng. Các mô hình canh tác đó là: lúa đông xuân (ĐX) – đậu xanh hè thu (HT), mướp đắng 2 vụ, hành tăm – đậu xanh và sắn xen đậu xanh. Dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra nông hộ. Kết quả cho thấy hai mô hình luân canh cây trồng, mướp đắng 2 vụ và hành tăm – đậu xanh, đạt lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó hai mô hình lúa ĐX – đậu xanh HT và sắn xen đậu xanh mang lại lợi ích ròng thấp hơn nhiều. Từ khóa: thích ứng biến đổi khí hậu, mô hình canh tác, đánh giá kinh tế, vùng cát ven biển 1 Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức toàn cầu, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, mọi lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp – ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị tác động mạnh m nhất của BĐKH. Theo báo cáo của Tổ chức Germanwatch tại Hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (COP 24) diễn ra ở Ba Lan, Việt Nam xếp thứ 6 trong số 10 quốc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.