Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu và phát triển giống lúa Khang Dân 18 chịu ngập ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh phía Bắc

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục đích cơ bản của luận án này là cải tiến giống lúa Khang Dân 18 theo hướng chịu ngập bằng phương pháp lai trở lại có sự hỗ trợ của chỉ thị phân tử. Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, tiềm năng năng suất, mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống được cải tiến. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống cải tiến trong điều kiện ngập úng. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu và phát triển giống lúa Khang Dân 18 chịu ngập ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh phía Bắc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------------------------------------- ĐÀO VĂN KHỞI NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 CHỊU NGẬP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9620110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2018 Công trình hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lê Hùng Lĩnh 2. TS. Hà Quang Dũng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp viện họp tại: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa gạo (Oryza sativa L.) là loại cây lương thực quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giữ vai trò chủ đạo trong đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở trên toàn cầu nói chung và tại các vùng trồng lúa của Việt Nam nói riêng. Một trong những vấn đề mà sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đang đối mặt phải, đó là hiện tượng ngập úng diễn ra trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Cho đến nay, cơ chế chống chịu với điều kiện ngập úng ở thực vật và cây lúa gạo vẫn còn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Gần đây, với thành tựu trong việc phát hiện Sub1 là locus kiểm soát tính trạng số lượng (Quantitative trait loci, QTL) chính liên quan đến cơ chế chống chịu ngập ở lúa, rất nhiều các nghiên cứu trong nước và quốc tế, dựa trên các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại, đã được ghi nhận nhằm nâng cao tính chống chịu ngập ở cây .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.