Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giải pháp thiết kế mẫu trạm ra đa thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết trình bày một giải pháp thiết kế tổng hợp mẫu trạm ra đa thụ động định vị mục tiêu bằng phương pháp TDOA theo những yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ chiến - kỹ thuật được xác định trước. | Giải pháp thiết kế mẫu trạm ra đa thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA Nghiên cứu khoa học công nghệ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẪU TRẠM RA ĐA THỤ ĐỘNG ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU THEO PHƯƠNG PHÁP TDOA Trần Văn Hùng*, Lê Vĩnh Hà Tóm tắt: Bài báo trình bày một giải pháp thiết kế tổng hợp mẫu trạm ra đa thụ động định vị mục tiêu bằng phương pháp TDOA theo những yêu cầu cơ bản của nhiệm vụ chiến - kỹ thuật được xác định trước. Từ những phân tích tổng quan, bài báo đưa ra một thiết kế tổng hợp của mẫu trạm ra đa có cấu trúc cơ bản: hai đài thu bên, một đài thu giữa, một trung tâm xử lý. Mẫu thiết kế này đã được chế thử thành công, tạo cơ sở cho nghiên cứu phát triển hoàn thiện thiết kế tiếp theo để đưa vào ứng dụng. Từ khóa: Ra đa thụ động, TDOA. 1. MỞ ĐẦU Ra đa thụ động (RĐTĐ) là loại ra đa phát hiện mục tiêu theo các nguồn năng lượng vô tuyến bức xạ từ các thiết bị trên mục tiêu đó (ra đa; máy hỏi đáp; truyền số liệu; phát nhiễu ) hoặc năng lượng do các nguồn khác phản xạ từ mục tiêu (sóng phát thanh FM; sóng truyền hình, truyền tin ). RĐTĐ dùng để phát hiện, nhận dạng, bám sát, đo hướng các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước, trên không và trinh sát điện tử. So với ra đa tích cực, RĐTĐ có những ưu điểm lớn là: cự ly hoạt động lớn (giới hạn đường chân trời), độ cao phát hiện rộng; xác định tọa độ mục tiêu với độ chính xác khá cao; tính bảo mật cao vì không phát xạ sóng điện từ; tính sống còn cao vì gọn nhẹ và đa vị trí; tiêu thụ ít năng lượng do không phát xạ; hoạt động tốt trong điều kiện nhiễu vì nhiễu cũng là đối tượng để thu nhận và phân tích. Chính vì vậy, một số nước phát triển đã và đang cho ra đời nhiều loại RĐTĐ khác nhau. Mỗi loại đều dựa trên một phương pháp xác định vị trí nguồn bức xạ vô tuyến khác nhau [1]: phương pháp TOA (Time of Arrival) dựa trên thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu; TDOA (Time Difference of Arrival) dựa trên hiệu thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.