Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giá trị chẩn đoán của các kỹ thuật xét nghiệm phân trong việc xác định nhiễm giun móc ở học sinh cấp 1, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nhiễm giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator americanus) phổ biến ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới; là gánh nặng cho xã hội, trong đó, thiếu máu thiếu sắt là hậu quả quan trọng. Chương trình phòng chống giun sán đã được thực hiện trong cả nước nhiều năm qua, đặc biệt ở lứa tuổi học đường. | Giá trị chẩn đoán của các kỹ thuật xét nghiệm phân trong việc xác định nhiễm giun móc ở học sinh cấp 1, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NHIỄM GIUN MÓC Ở HỌC SINH CẤP 1, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 Hoàng Thuý Hằng*, Nguyễn Hữu Ngọc Tuấn**, Nhữ Thị Hoa*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm giun móc (Ancylostoma duodenale và Necator americanus) phổ biến ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới; là gánh nặng cho xã hội, trong đó, thiếu máu thiếu sắt là hậu quả quan trọng. Chương trình phòng chống giun sán đã được thực hiện trong cả nước nhiều năm qua, đặc biệt ở lứa tuổi học đường. Việc kiểm soát hiệu quả chương trình, đánh giá trước và sau điều trị là thiết yếu, đòi hỏi kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán tin cậy, độ nhạy cao, có thể áp dụng trên cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị chẩn đoán của các kỹ thuật xét nghiệm phân trong nhiễm giun móc ở học sinh cấp 1, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang phân tích được tiến hành trên toàn bộ học sinh cấp 1, huyện Củ Chi, Tp. HCM, năm 2016. Mỗi mẫu phân thu thập được xét nghiệm bằng các kỹ thuật cổ điển (soi trực tiếp, Willis, Kato-Katz, Sasa) và Real-time PCR. Kết quả: 954 mẫu được đưa vào phân tích. Tỷ lệ nhiễm giun móc dựa trên tiêu chuẩn vàng và trung bình nhân số trứng trong 1 gram phân là 6,92% và 0,35 [0,24 – 0,48], nhiễm nhẹ chiếm 81,82%. Kỹ thuật soi trực tiếp, Willis, Kato-Katz, Sasa, Real-time PCR có độ nhạy lần lượt là 45,3%, 57,8%, 67,2%, 75%, 78,1% và giá trị tiên đoán âm là 96,1%, 97%, 97,6%, 98,2%, 98,3%. Khi phối hợp các kỹ thuật xét nghiệm phân cổ điển, độ nhạy tăng đáng kể ở các cặp: STT-Sasa 87,5%, KK-Sasa 93,8%, Willis-Sasa 90,6%. Độ nhạy của Real-time PCR không tăng khi phối hợp với soi trực tiếp, Kato-Katz, hoặc Willis, nhưng tăng đáng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.