Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Điều trị vi phẫu thuật u bao dây thần kinh VIII bằng đường mổ sau xoang sigma

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến chứng của vi phẫu thuật lấy u bao dây thần kinh VIII bằng đường mổ sau xoang sigma. Đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh học với mức độ lấy u và tổn thương dây thần kinh VII sau phẫu thuật. | Điều trị vi phẫu thuật u bao dây thần kinh VIII bằng đường mổ sau xoang sigma Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT U BAO DÂY THẦN KINH VIII BẰNG ĐƯỜNG MỔ SAU XOANG SIGMA Nguyễn Duy Phương*, Phạm Anh Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật vào vùng góc cầu tiểu não, một không gian hẹp cùng với những cấu trúc giải phẫu quan trọng, để lấy đi các u bao dây thần kinh VIII luôn là một thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên thần kinh. Đường mổ sau xoang sigma được xem là cách tiếp cận phù hợp giúp lấy u triệt để đồng thời cho phép bảo tồn được chức năng của những cấu trúc quan trọng ở vùng góc cầu tiểu não. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến chứng của vi phẫu thuật lấy u bao dây thần kinh VIII bằng đường mổ sau xoang sigma. Đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh học với mức độ lấy u và tổn thương dây thần kinh VII sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng. Kết quả: Triệu chứng chủ yếu của các bệnh nhân trong nghiên cứu là ù tai, giảm hoặc mất thính lực với 75%. Đường kính lớn nhất của u là 36,42 ± 2,17 mm. U có dạng đặc, dạng nang, dạng hỗn hợp với tần suất lần lượt là 58,3%, 8,4% và 33,3%. 58,3% trường hợp có hoại tử xuất huyết trong u và 75% có dãn não thất đi kèm. Tất cả các trường hợp đều được vi phẫu thuật tiếp cận bằng đường sau xoang sigma lấy gần trọn u (chừa lại phần trong lỗ ống tai trong). Tổn thương cấu trúc thần kinh VII trong lúc phẫu thuật có 5 trường hợp chiếm 41,7% do u lớn, đẩy và ép mỏng thần kinh VII khó quan sát trong lúc phẫu thuật. Chức năng TK mặt tốt (HB I- II) sau phẫu thuật và lúc xuất viện lần lượt là 25% và 58,3%. Có sự liên quan giữa tổn thương cấu trúc TK VII trong lúc phẫu thuật và chức năng TK VII lúc xuất viện (p = 0,009). Có sự cải thiện về chức năng TK VII sau phẫu thuật và lúc xuất viện có ý nghĩa thống kê (p = 0,025). 100% trường hợp lấy gần toàn bộ u, .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.