Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể tại Sơn La hiện nay
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, cùng sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết, thống nhất của đồng bào và nhân dân các dân tộc Sơn La, kinh tế tập thể tại Sơn La đã đạt được những kết quả quan trọng và có những chuyển biến hết sức tích cực. | Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể tại Sơn La hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 104 - 113 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TẠI SƠN LA HIỆN NAY Lại Trang Huyền, Đào Văn Trưởng, Đào Thị Thảo Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, cùng sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết, thống nhất của đồng bào và nhân dân các dân tộc Sơn La, kinh tế tập thể tại Sơn La đã đạt được những kết quả quan trọng và có những chuyển biến hết sức tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình này còn tồn tại một số hạn chế cơ bản cần khắc phục. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể tại Sơn La trong thời gian tới. Từ khóa: Sơn La, kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 1. Đặt vấn đề Kinh tế tập thể là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, điều này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”[1, tr.83]. Quan điểm này tiếp tục được Đảng tái khẳng định trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh