Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam, trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian tới. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Ðầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 111988. Hơn 30 năm qua, thu hút, sử dung ĐTNN ở Việt Nam, một mặt, ĐTNN đã có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển quan hệ đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia và nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Thực tiễn 30 năm qua cũng cho thấy ÐTNN luôn đóng vai trò là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng, động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với 184 tỷ USD trong trong tổng số 334 tỷ USD đầu tư được giải ngân trong 30 năm, ÐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như: dầu khí, viễn thông, điện, điện tử.; ÐTNN góp phần phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, logistics, giáo dục đào tạo, y tế, du lịch.; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Mặt khác, ĐTNN ở Việt Nam cũng đã gây nên những tác động bất lợi nhất định về KT XH nói chung và ANKT nói riêng. Trước hết, liên kết của khu vực ÐTNN với khu vực trong nước hiệu ứng lan tỏa còn hạn chế, năng suất chưa cao có dấu hiệu chèn lấn. Chuyển giao công nghệ chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Tỷ trọng đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) còn thấp; đầu tư từ .