Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát liên quan giữa vị trí ruột thừa với bệnh cảnh lâm sàng của viêm ruột thừa cấp
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa vị trí ruột thừa và bệnh cảnh lâm sàng viêm ruột thừa cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 969 bệnh nhân viêm ruột thừa cấp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích. | Khảo sát liên quan giữa vị trí ruột thừa với bệnh cảnh lâm sàng của viêm ruột thừa cấp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT LIÊN QUAN GIỮA VỊ TRÍ RUỘT THỪA VỚI BỆNH CẢNH LÂM SÀNG CỦA VIÊM RUỘT THỪA CẤP Trần Thị Hoàng Ngâu*, Nguyễn Văn Hải* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa vị trí ruột thừa và bệnh cảnh lâm sàng viêm ruột thừa cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 969 bệnh nhân viêm ruột thừa cấp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích. Kết quả: Ruột thừa dưới manh tràng là vị trí thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 45,5%, vị trí thường gặp thứ 2 và thứ 3 là vị trí hố chậu (18,5%), vị trí cạnh manh tràng (18,4%), vị trí sau manh tràng gặp trong 9,7%, dưới hồi tràng (3,5%), sau hồi tràng (2,4%) và trước hồi tràng (2%). Trong đó, viêm ruột thừa cấp vị trí sau hồi tràng có thời gian khởi phát kéo dài hơn viêm ruột thừa các vị trí khác (p= 0,032). Đồng thời, viêm ruột thừa cấp sau hồi tràng có biến chứng cao gấp 2,8 lần so với viêm ruột thừa các vị trí khác(độ tin cậy 95%; 1,64- 4,78, p= 0,003). Kết luận: Vị trí ruột thừa sau hồi tràng có thời gian khởi phát viêm ruột thừa cấp dài hơn và có tần suất biến chứng cao hơn các vị trí khác của ruột thừa. Từ khóa: Giải phẫu học ruột thừa, vị trí ruột thừa, sự đa dạng của vị trí ruột thừa. ABSTRACT THE RELATIONSHIP BETWEEN POTITIONS OF APPENDIX AND CLINICAL FINDINGS Tran Thi Hoang Ngau, Nguyen Van Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 69 - 76 Objective: To evaluate whether there is an association between various appendical positions and clinical appendicitis. Materials and methods: Cross sectional descriptive study, including 969 patients who were appendectomy for acute appendicitis. Results: The subcecal appendix was the first most frequent (45.5%), the second and the third positions most common were pelvic (18.5%), paracecal (18.4%), retrocecal (9.7%), subileal