Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Điều trị gãy trật cột sống cổ thấp bằng phương pháp phẫu thuật nắn trật và cố định lối sau

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Khảo sát sự ảnh hưởng của mức độ tổn thương thần kinh trước phẫu thuật, mức độ gãy trật trên hình ảnh học và phân loại SLIC đến hiệu quả điều trị, đồng thời đánh giá mức độ an toàn của phương pháp phẫu thuật nắn trật và cố định lối sau. | Điều trị gãy trật cột sống cổ thấp bằng phương pháp phẫu thuật nắn trật và cố định lối sau Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐIỀU TRỊ GÃY TRẬT CỘT SỐNG CỔ THẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NẮN TRẬT VÀ CỐ ĐỊNH LỐI SAU Nguyễn Duy Phương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chấn thương cột sống cổ thấp (C3 đến C7) là loại chấn thương rất nặng, gây ra tỷ lệ tử vong và thương tật cao cho bệnh nhân, đồng thời là gánh nặng về kinh tế gia đình và xã hội. Hiện nay, phẫu thuật nắn trật và cố định lối sau đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn trong việc điều trị gãy trật cột sống cổ thấp giúp bệnh nhân hồi phục 1 phần hoặc hoàn toàn chức năng thần kinh. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự ảnh hưởng của mức độ tổn thương thần kinh trước phẫu thuật, mức độ gãy trật trên hình ảnh học và phân loại SLIC đến hiệu quả điều trị, đồng thời đánh giá mức độ an toàn của phương pháp phẫu thuật nắn trật và cố định lối sau. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca lâm sàng. Kết quả: Từ 01/ 01/ 2012 đến tháng 01/ 03/ 2015, tại khoa Ngoại Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy, có 39 trường hợp gãy trật cột sống cổ thấp thỏa định nghĩa ca bệnh và khung chọn mẫu được phẫu thuật nắn trật và cố định lối sau. Trong đó có 37 trường hợp là nam giới (94,9%), 02 trường hợp là nữ (5,1%). Tuổi trung bình là 42,69 ± 15,65. Vị trí thường bị gãy trật là ở tầng C5-C6 với 33,3% tiếp theo là tầng C3-C4, C6-C7 cùng 28,2% và vị trí có tần suất tổn thương thấp nhất là tầng C4-C5 chiếm 10,3%. Đa số các trường hợp gãy trật ảnh hưởng trên cả 2 mặt khớp với tần suất 79,5%. Phân loại mức độ tổn thương thần kinh trên lâm sàng (AIS), chiều dài tủy tổn thương trên T2-MRI (LoPD) và phân loại chấn thương cột sống cổ thấp (SLIC) đều có liên quan đến mức độ hồi phục thần kinh trên những bệnh nhân gãy trật cột sống cổ thấp được phẫu thuật nắn trật và cố định lối sau. 92,3% các trường hợp các mặt khớp được nắn trật và đưa về vị trí giải phẫu học bình thường.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.