Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiện tượng ẩn dụ: Nhìn từ quan điểm truyền thống và quan điểm tri nhận luận

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Phân tích ẩn dụ bằng cách tiếp cận đặc biệt cần đi đôi với những nghiên cứu mặt mạnh và mặt yếu của các cách tiếp cận khác. Vì thế, bài báo này nghiên cứu một số nhà nghiên cứu hàng đầu về ẩn dụ trước khi đưa ra kết luận rằng không nhất thiết phải hạn chế việc nghiên cứu ẩn dụ chỉ trong lĩnh vực ngữ nghĩa hoặc thực dụng ngôn ngữ học. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cần xem xét quá trình nhận thức trong việc giải thích ẩn dụ. Bài báo này giới thiệu những quan điểm chính về ngôn ngữ nhận thức trong việc nghiên cứu ẩn dụ và đề xuất phân tích ẩn dụ dưới ánh sáng của ngôn ngữ đối chiếu. | Hiện tượng ẩn dụ: Nhìn từ quan điểm truyền thống và quan điểm tri nhận luận Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) http://www.simpopdf.com Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Hà Thanh Hải HIỆN TƯỢNG ẨN DỤ : NHÌN TỪ CÁC QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG VÀ QUAN ĐIỂM TRI NHẬN LUẬN HÀ THANH HẢI * 1. Đặt vấn đề Từ trước đến nay trong lịch sử nghiên cứu ẩn dụ đã tồn tại nhiều đường hướng tiếp cận đa dạng, đi kèm theo chúng là các cơ sở triết học khác nhau. Nếu giải thuyết ẩn dụ dựa trên những nét tương đồng của các biểu vật có trong ẩn dụ, thì đây là đặc trưng của đường hướng sở chỉ ; nếu việc giải thuyết ẩn dụ được dựa trên ý nghĩa của biểu thức ngôn ngữ, thì nhà nghiên cứu đang lấy đường hướng miêu tả làm kim chỉ nam cho việc phân tích của mình ; còn nếu nhà nghiên cứu phân tích ẩn dụ dựa trên các cơ chế tri nhận tổng quát, chẳng hạn như quá trình suy luận dựa trên sự tương đồng, thì nhà nghiên cứu ấy đại diện cho đường hướng ý niệm. Việc nghiên cứu ẩn dụ theo bất kì đường hướng nào cũng không thể tách rời việc phân loại và đánh giá các mặt mạnh và yếu của các đường hướng còn lại. Bài viết này sẽ tổng hợp và đánh giá một số đường hướng nghiên cứu ẩn dụ tiêu biểu trước khi đưa ra luận điểm rằng việc nghiên cứu ẩn dụ không chỉ giới hạn trong phạm vi các bình diện ngôn ngữ như nghĩa học hoặc dụng học, mà còn phải tính đến các quá trình tri nhận tham gia vào việc hình thành ẩn dụ. Ở phần cuối của bài, người viết sẽ giới thiệu một số luận điểm chính của đường hướng tri nhận khi xem xét hiện tượng ẩn dụ và đề xuất những hướng nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. 2. Các đường hướng tiếp cận theo quan điểm nghĩa học 2.1. Ẩn dụ theo quan điểm sở chỉ Các quan điểm này có một chỗ đứng vững chắc và lâu dài trong lịch sử nghiên cứu ẩn dụ. Chúng miêu tả hiệu quả của một ẩn dụ dựa trên sự tương đồng * ThS, Trường ĐH Qui Nhơn. 20 Created by Simpo PDF Creator

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.