Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đế quốc Ai Cập
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Huân tước Flinders Petrie, nhà Ai-cập học trứ danh, nói rằng tôn giáo nguyên thủy của Ai-cập là độc thần giáo. Nhưng trước khi thời kỳ lịch sử bắt đầu, đã phát triển một tôn giáo trong đó mỗi bộ lạc có vị thần riêng, hình dung bằng một con vật. Ptah (Apis) là thần của thành Mem-phi, hình dung bằng con bò. Amon, thần của thành Thèbes, hình dung bằng con chiên đực. Hathor, nữ thần thượng đẳng của Ai-cập, hình dung bằng con bò cái. | Đế quốc Ai Cập Đế quốc Ai Cập Tôn giáo Ai-cập Huân tước Flinders Petrie, nhà Ai-cập học trứ danh, nói rằng tôn giáo nguyên thủy của Ai-cập là độc thần giáo. Nhưng trước khi thời kỳ lịch sử bắt đầu, đã phát triển một tôn giáo trong đó mỗi bộ lạc có vị thần riêng, hình dung bằng một con vật. Ptah (Apis) là thần của thành Mem-phi, hình dung bằng con bò. Amon, thần của thành Thèbes, hình dung bằng con chiên đực. Hathor, nữ thần thượng đẳng của Ai-cập, hình dung bằng con bò cái. Mut, vợ của Amon, hình dung bằng con kên kên. Horus, thần của từng trời, hình dung bằng con chim ó. Ra, thần mặt trời, hình dung bằng con diều hâu. Set (Sa-tan), thần của biên giới phía Ðông, hình dung bằng con cá sấu. Osiris, thần của kẻ chết, hình dung bằng con dê. Isis, vợ của nó, hình dung bằng con bò cái. Thoth, thần của trí khôn, hình dung bằng con khỉ không đuôi. Heka, một nữ thần, hình dung bằng con nhái. Nechebt, nữ thần của Nam bộ, hình dung bằng con rắn. Bast, một nữ thần, hình dung bằng con mèo. Còn nhiều thần khác nữa. Các Pha-ra-ôn được tôn làm thần. Sông Ni-lơ là sông thánh. Lịch sử Ai-cập đương thời dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ tại Ê-díp-tô Ðang khi dân Y-sơ-ra-ên kiều ngụ tại Ai-cập, thì nước nầy tiến thành một đế quốc cai trị cả thế giới (mà người ta biết thời đó). Khi dân Y-sơ-ra-ên ra đi, Ai-cập bèn suy yếu, trở nên một cường quốc hạng nhì và cứ ở địa vị ấy mãi. Từ thời Giô-sép cho đến sau khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, đã có các triều đại sau nầy: Triều đại thứ 13,14,17.-- 25 vua. Cai trị ở phương Nam, còn dòng Hyksos cai trị ở phương Bắc. Ðây là một thời kỳ rất rối loạn. Triều đại thứ 15,16.-- 11 vua. Dòng Hyksos, hoặc các vua chăn chiên, là một giống Sémitique từ Á-châu đến chinh phục Ai-cập. Họ là bà con gần với người Do-thái, từ phương Bắc tràn xuống, thống nhứt quyền cai trị Ai-cập và xứ Sy-ri. Người ta thường cho rằng Apepi đệ nhị, thuộc triều đại thứ 16, là Pha-ra-ôn đã đại dụng Giô-sép. Ðang khi dòng Hyksos trị vì, thì dân .