Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục tiêu đề tài: Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học. Trình bày hiệu quả thu được sau khi áp dụng những kĩ thuật dạy hát dân ca. Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu Trường. | SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY TRƯỜNG TH PHÚ THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Họ và tên: Đặng Thị Thu Hồng Ngày tháng năm sinh: 10/4/1987 Năm vào ngành giáo dục: 01/11/2014 Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Âm nhạc Chức vụ: GV giảng dạy môn Âm nhạc Khối 1­5 ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC” Phần I­ Đặt vấn đề 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với âm nhạc. Cuộc sống của các em không thể thiếu được loại nghệ thuật này. Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, Học hát là nội dung trọng tâm, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích nhất. Phân môn Học hát có ba dạng bài là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và các bài hát nước ngoài. Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5, khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.