Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Động thái tích lũy Glycin betain của một số giống đậu tương (Glycine max (L.) merrill) ở giai đoạn cây con khi chịu stress hạn và mặn
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Thí nghiệm trồng cây đậu tương trong hệ thống thuỷ canh được tiến hành nhằm xác định động thái tích lũy hàm lượng glycin betain (GB) ở giai đoạn cây con của ba giống đậu tương DT2008, DT2003, DT99. Khi cây con được 3 lá thật, tiến hành gây mặn bằng NaCl với nồng độ 0,4% và gây hạn bằng sobitol với nồng độ 6% trong vòng 72 giờ. | Động thái tích lũy Glycin betain của một số giống đậu tương (Glycine max (L.) merrill) ở giai đoạn cây con khi chịu stress hạn và mặn HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0064 Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 152-159 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỘNG THÁI TÍCH LŨY GLYCIN BETAIN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG (Glycine Max (L.) Merrill) Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON KHI CHỊU STRESS HẠN VÀ MẶN Nguyễn Thị Thao*, Vũ Thị Thu Hà và Trần Khánh Vân Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thí nghiệm trồng cây đậu tương trong hệ thống thuỷ canh được tiến hành nhằm xác định động thái tích lũy hàm lượng glycin betain (GB) ở giai đoạn cây con của ba giống đậu tương DT2008, DT2003, DT99. Khi cây con được 3 lá thật, tiến hành gây mặn bằng NaCl với nồng độ 0,4% và gây hạn bằng sobitol với nồng độ 6% trong vòng 72 giờ. Các lần xác định hàm lượng GB trong lá cách nhau 8 giờ. Kết quả cho thấy mối tương quan thuận giữa sự tích lũy GB và khả năng chịu mặn, hạn của các giống đậu tương. Trong đó, sự tích lũy GB của giống DT2008 đạt cực đại sớm nhất (0,693 mg/g) (sau 40 giờ gây hạn, mặn) so với DT2003, DT99 khi chịu tác động của hạn và mặn. Đồng thời, kết quả thu được cho thấy khi chịu stress mặn sự tích lũy GB của các giống đậu tương nghiên cứu cao hơn khi chịu stress hạn sau 24 - 40 giờ tác động. Từ khóa: glycin betain, đậu tương, cây con, hạn, mặn. 1. Mở đầu Đậu tương (Glycine Max (L.) Merrill) là cây trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây đậu tương không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp cải tạo đất. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn và hạn ở nước ta ngày càng tăng [1] đã ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Vì vậy, việc chọn, tạo các giống cây trồng có khả năng chịu mặn, hạn là vấn đề cấp bách hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, các nghiên cứu về cơ chế chống chịu của thực vật đã được tiến hành. Kết quả .