Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tạo nguồn mẫu in vitro cho giống chanh dây tím (Passiflora edulis Sims.) và vàng (Passiflora edulis f. flavicarpa)
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Việc lựa chọn nguồn mẫu ban đầu và phương pháp khử trùng mẫu phù hợp là bước quan trọng quyết định đến sự thành công của cả quy trình nhân giống. Trong nghiên cứu này, nguồn mẫu ex vitro (chồi đỉnh, đốt thân và đoạn thân) của giống chanh dây tím và vàng được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy ban đầu và được khử trùng bằng các chất khử trùng khác nhau (NaOCl, HgCl2 và nano bạc) ở nồng độ và thời gian xử lý khác nhau nhằm tạo nguồn mẫu in vitro của 2 giống chanh dây phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy mẫu đốt thân của 2 giống chanh dây được khử trùng bằng nano bạc (0,1 %) trong thời gian 15 phút cho hiệu quả khử trùng cao nhất với giống tím là 68,33 % và giống vàng là 66,67 %; hệ số tái sinh chồi cũng đạt cao nhất với giống tím là 2,73 chồi và giống vàng là 2,67 chồi và các chỉ tiêu này cũng lớn hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác khi khử trùng bằng NaOCl và HgCl2. Bên cạnh đó, sự phát sinh hình thái (chồi, mô sẹo) từ mẫu đoạn thân có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 giống chanh dây; hầu hết các mẫu đoạn thân của giống tím hình thành mô sẹo, trong khi đó ở giống vàng lại hình thành chồi. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng trong việc kích thích sự nhân nhanh chồi của giống chanh dây tím và vàng. | Tạo nguồn mẫu in vitro cho giống chanh dây tím (Passiflora edulis Sims.) và vàng (Passiflora edulis f. flavicarpa) Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa họ c Tự nhiên; ISSN 1859–1388 Tập 127, Số 1C, 2018, Tr. 71–84; DOI: 10.26459/hueuni-jns.v127i1C.4895 TẠO NGUỒN MẪU IN VITRO CHO GIỐNG CHANH DÂY TÍM (Passiflora edulis Sims.) VÀ VÀNG (Passiflora edulis f. flavicarpa) Trần Hiếu1, 2, 3, Hoàng Thanh Tùng1, Cao Đăng Nguyên2, Dương Tấn Nhựt1* 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 3 Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận, 08 Yên Ninh, Khánh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận, Việt Nam Tóm tắt. Việc lựa chọn nguồn mẫu ban đầu và phương pháp khử trùng mẫu phù hợp là bước quan trọng quyết định đến sự thành công của cả quy trình nhân giống. Trong nghiên cứu này, nguồn mẫu ex vitro (chồi đỉnh, đốt thân và đoạn thân) của giống chanh dây tím và vàng được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy ban đầu và được khử trùng bằng các chất khử trùng khác nhau (NaOCl, HgCl2 và nano bạc) ở nồng độ và thời gian xử lý khác nhau nhằm tạo nguồn mẫu in vitro của 2 giống chanh dây phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy mẫu đốt thân của 2 giống chanh dây được khử trùng bằng nano bạc (0,1 %) trong thời gian 15 phút cho hiệu quả khử trùng cao nhất với giống tím là 68,33 % và giống vàng là 66,67 %; hệ số tái sinh chồi cũng đạt cao nhất với giống tím là 2,73 chồi và giống vàng là 2,67 chồi và các chỉ tiêu này cũng lớn hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác khi khử trùng bằng NaOCl và HgCl2. Bên cạnh đó, sự phát sinh hình thái (chồi, mô sẹo) từ mẫu đoạn thân có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 giống chanh dây; hầu hết các mẫu đoạn thân của giống tím hình thành mô sẹo, trong khi đó ở giống vàng lại hình thành chồi. Ngoài ra, nano bạc còn có tác .