Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quy phạm xung đột về con nuôi có yếu tố nước ngoài
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Các xung đột pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ sự khác biệt trong những quan niệm cơ bản về chế định. Thực vậy, trong khi ở một số nước, vấn đề con nuôi không được quy định trong pháp luật thì ở một số nước khác, ví dụ các nước theo pháp luật Hồi giáo truyền thống, vấn đề con nuôi bị nghiêm cấm tuyệt đối. Ngoài ra, một số quốc gia lại chỉ chấp nhận các trường hợp con nuôi trong nước và nghiêm cấm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trong khi ở một số nước khác, pháp luật lại chỉ cho phép nhận nuôi các trẻ em tàn tật, mồ côi, bị bỏ rơi hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi (ví dụ các Điều 35 và 36 khoản 2b Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam). Như vậy, các xung đột pháp luật trong trường hợp này liên quan cụ thể đến điều kiện nuôi con nuôi. | Quy phạm xung đột về con nuôi có yếu tố nước ngoài 40 QUY PHẠM XUNG ĐỘT VỀ CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI GÉRALD GOLDSTEIN Giáo sư Khoa Luật Đại học Montréal, Québec, Canada DẪN ĐỀ Các mục tiêu khó dung hòa về chế định con nuôi có yếu tố nước ngoài và những vấn đề về xây dựng quy phạm xung đột cân bằng Các xung đột pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài bắt nguồn từ sự khác biệt trong những quan niệm cơ bản về chế định. Thực vậy, trong khi ở một số nước, vấn đề con nuôi không được quy định trong pháp luật thì ở một số nước khác, ví dụ các nước theo pháp luật Hồi giáo truyền thống, vấn đề con nuôi bị nghiêm cấm tuyệt đối. Ngoài ra, một số quốc gia lại chỉ chấp nhận các trường hợp con nuôi trong nước và nghiêm cấm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trong khi ở một số nước khác, pháp luật lại chỉ cho phép nhận nuôi các trẻ em tàn tật, mồ côi, bị bỏ rơi hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi (ví dụ các Điều 35 và 36 khoản 2b Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Việt Nam). Như vậy, các xung đột pháp luật trong trường hợp này liên quan cụ thể đến điều kiện nuôi con nuôi. Tương tự, liên quan đến hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Một số nước chấp nhận chế định "con nuôi không đầy đủ" theo đó, không cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa con nuôi với cha mẹ đẻ, để con nuôi vẫn có quyền thừa kế trong gia đình huyết thống. Trong khi một số nước khác lại quy định chế định "con nuôi đầy đủ", với hệ quả là cắt đứt quan hệ cha mẹ - con cái giữa con nuôi với gia đình gốc. Québec và Việt Nam (dường như) thuộc vào nhóm nước thứ hai, còn Pháp lại cho phép cả hai chế định. Trên đây chỉ là hai loại hệ quả pháp lý, trên thực tế, còn có rất nhiều loại hệ quả pháp lý khác liên quan đến vấn đề con nuôi. Ví dụ, một số quốc gia còn cho phép cha mẹ đẻ, con nuôi hoặc cha mẹ nuôi chấm dứt việc nuôi con nuôi (Điều 76 Luật Hôn nhân và