Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mấy suy nghĩ về giảng dạy văn chương trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập là nhiệm vụ bức thiết. Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy. nói chung và với mỗi môn học nói riêng cần bắt đầu trước hết từ đổi mới tư duy, quan điểm. | Mấy suy nghĩ về giảng dạy văn chương trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MẤY SUY NGHĨ VỀ GIẢNG DẠY VĂN CHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP, TOÀN CẦU HOÁ Vũ Công Hảo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Hà Thị Hồng Mai Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Tóm tắt: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập là nhiệm vụ bức thiết. Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy. nói chung và với mỗi môn học nói riêng cần bắt đầu trước hết từ đổi mới tư duy, quan điểm. Bài viết này xin được bàn thêm về việc đổi mới giảng dạy văn chương trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Từ khoá: Đổi mới, giảng dạy, văn chương, bối cảnh hội nhập Nhận bài ngày 07.10.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2017 Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ M.Gorky nói: “Văn học là nhân học”, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, suy ra, dạy văn là dạy người, và để có thể dạy người, phải hơn người cả về nhân cách, trí tuệ lẫn sự thuyết phục, luôn cuốn, mê hoặc người khác (thứ mà ngày nay người ta gọi là khả năng hay phương pháp truyền thụ, cảm hoá). Như vậy, bao hàm trong các ý kiến ngắn gọn trên, bên cạnh sự xác định và tôn vinh nghề nghiệp, là cả một sứ mạng lớn, yêu cầu và trách nhiệm lớn với đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giáo viên dạy văn nói riêng. Xã hội có nhiều nghề và nghề nào cũng đáng trân trọng nếu như mọi người đều hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; nhưng với nghề dạy học, chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy thì chưa đủ, mỗi thầy cô giáo còn phải là “một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” nữa. Chúng ta đang cần, đang kêu gọi, mong muốn các thầy cô giáo ngày nay như vậy, song có lẽ cần hiểu rằng các bậc “tổ sư” của nghề thầy giáo xưa nay đã là những