Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bình giảng đoạn thơ sau trong bàỉ “Việt Bắc" của Tố Hữu: "Mình đi, có nhớ những ngày (...) Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son"
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Sau hơn ba ngàn ngày khói lửa, thủ đô Hà Nội và miền Bắc hoàn toàn giải phóng (10-1954). Bài thơ “Việt Bắc" của Tố Hữu ra đời trong bối cảnh lịch sử hào hùng và vẻ vang ấy. Mang tầm vóc một trường ca, với 150 câu thơ lục bát, bài thơ ca ngợi mối tình Việt Bắc, những kỉ niệm sâu sắc cảm động của người cán bộ kháng chiến đối với Việt Bắc với bao ân tình thủy chung "15 năm ấy thiết tha mặn nồng”. | Bình giảng đoạn thơ sau trong bàỉ “Việt Bắc" của Tố Hữu: "Mình đi, có nhớ những ngày (.) Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son" Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bàỉ “Việt Bắc" của Tố Hữu: "Mình đi, có nhớ những ngày (.) Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son" Bài làm Sau hơn ba ngàn ngày khói lửa, thủ đô Hà Nội và miền Bắc hoàn toàn giải phóng (10 1954). Bài thơ “Việt Bắc" của Tố Hữu ra đời trong bối cảnh lịch sử hào hùng và vẻ vang ấy. Mang tầm vóc một trường ca, với 150 câu thơ lục bát, bài thơ ca ngợi mối tình Việt Bắc, những kỉ niệm sâu sắc cảm động của người cán bộ kháng chiến đối với Việt Bắc với bao ân tình thủy chung "15 năm ấy thiết tha mặn nồng”. Phần mở đầu bài "Việt Bắc” gồm có 20 câu thơ, là lời đưa tiễn của kẻ ở lại đối với người về, của "ta" đối với "mình”, Đoạn thơ 8 câu dưới đây (từ câu 9 đến câu 16) nằm trong phần mở đầu bài thơ "Việt Bắc”: . "Mình đi, có nhớ những ngày Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm về Việt Bắc, "Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa", mà "ta" hỏi "mình đi, có nhớ”. Hai chủ thể trữ tình, là người ở lại, là đồng bào Việt Bắc, là cô gái Việt Bắc, đang hát lời tiễn đưa "tha thiết bên cồn”. “Mình” cũng là một chủ thể trữ tình phiếm chỉ, ước lệ, cùng với "ta" tạo nên một cặp nhân vật trong giao duyên, đưa tiễn, ở đây là người cán bộ kháng chiến về xuôi, trong đó có nhà thơ. Mỗi cặp lục bát nhắc lại một kỉ niệm về Việt Bắc. Những chi tiết nghệ thuật vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa tượng trưng giàu sắc thái biểu cảm. Các câu lục trong đoạn thơ là những câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện, như nhắc nhở, như gợi nhớ gợi thương: "Mình đi, có nhớ những ngày” , “Mình về có nhớ chiến khu"., "Mình về, rừng núi nhớ ai"., "Mình đi, có nhớ những nhà” Điệp ngữ “có nhớ” làm cho cảm xúc thơ lắng đọng, giọng thơ