Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nói văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết, cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ, chúng ta có thể đi đến suy diễn: con người có văn hóa là con người chẳng cần học, chẳng cần nhớ một điều gì cả. Cách giải thích ấy máy móc và ngoài chủ ý của tác giả. Thật ra câu nói này chỉ nêu lên tính chất tiêu cực của văn hóa: không tùy thuộc cái gì nhớ được, không tùy thuộc cái gì học được. Còn phần tích cực là cái còn lại, cái vẫn thiếu, là những cái gì không nói ra, nhưng chúng ta phải tìm hiểu và đó mới là cái chủ điểm của vấn đề. | Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả Bài làm Văn hóa có một nghĩa rất rộng, rất phức tạp, nhiều người đã viết hẳn một quyển sách để định nghĩa hai chữ ấy. Có thể hiểu một cách giản dị và sát nghĩa như sau: Văn là văn vẻ, văn nhã, trái lại với vũ phu, thô bỉ, dã man. Hóa là biến đổi, nhuốm theo. Con người khi còn ở trạng thái dã man có những cách thức sinh hoạt (ăn ở, ăn mặc, nói năng, yêu thương không ở trên con vật mấy, nhưng lần theo lịch sử, dần dà thay đổi, tiến lên, đạt tới văn hóa. Văn hóa là tổng thể những thành tích cố gắng của con người đã từ trạng thái con vật mà vươn lên, hóa đi, tiến tới trạng thái tiến bộ văn vẻ ngày nay (nghĩa này chính ra là nghĩa của từ kutur trong tiếng Đức, gần đồng nghĩa với văn minh). Thành tích của văn hóa thể hiện ở những công trình về mọi mặt, nhất là những công trình về tinh thần: văn chương, mĩ thuật, triết học, khoa học Cho nên người ta thường hiểu văn hóa gần như học thức. Người học rộng biết nhưng là người có văn hóa. Văn hóa trong câu danh ngôn là dịch từ tiếng Pháp culture, nghĩa đen là sự trồng trọt, vun xới. Tiếng Pháp nói terre cultive: đất trồng trọt, đối lập với terre inculte: đất bỏ hoang, plante cultive: cây vun trồng, đối lập với plante sauvage: cây dại. Cũng vậy người ta hiểu lhomme cultive: là người có đầu óc được chăm bón, vun xới, dưỡng dục cho nên trong từ culture Pháp ta thấy ngoài ý học thức khách quan và cộng đồng của văn hóa, còn có giả thiết sự cố gắng riêng của cá nhân để tự trao đổi, tự rèn luyện về các phương diện tri thức và tình cảm, ngõ hầu đạt tới một trình độ nảy nở, điều hòa của con người tinh thần. Câu ra trong đề nguyên là lời nói của cố nghị trưởng Pháp Edouard Herriot: “La culture, .