Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giao thoa Đông - Tây và những cách tân nghệ thuật của nhà văn Hoàng Ngọc Phách trong tiểu thuyết tố tâm

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tiểu thuyết mang đậm tính chất giao thoa Đông - Tây đồng thời cũng thể hiện những cách tân nghệ thuật mới mẻ của nhà văn Hoàng Ngọc Phách trên các phương diện về nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả ngoại hình nhân vật. | Giao thoa Đông - Tây và những cách tân nghệ thuật của nhà văn Hoàng Ngọc Phách trong tiểu thuyết tố tâm KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG GIAO THOA ĐÔNG - TÂY VÀ NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN HOÀNG NGỌC PHÁCH TRONG TIỂU THUYẾT TỐ TÂM Đặng Lê Tuyết Trinh Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Sự giao thoa Đông-Tây trong tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX là một trong những hiện tượng mang tính quy luật nằm trong xu thế chung của sự chuyển đổi hệ hình văn học thế giới sang hệ tiêu chí châu Âu. Tác phẩm Tố Tâm ra đời trong xu thế chung của giai đoạn này. Tiểu thuyết mang đậm tính chất giao thoa Đông - Tây đồng thời cũng thể hiện những cách tân nghệ thuật mới mẻ của nhà văn Hoàng Ngọc Phách trên các phương diện về nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả ngoại hình nhân vật. Đây chính là yếu tố góp phần tạo nên thành công của tác phẩm Tố Tâm - “một cuốn sách tiêu biểu mỗi khi người ta nghĩ tới hai chữ tiểu thuyết”. Từ khóa: Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách, giao thoa Đông - Tây. 1. MỞ ĐẦU “Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, cái mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định.”. Nói đến tính giao thời trong văn học là đề cập đến những biến chuyển hết sức phức tạp của văn học trong một khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời kỳ mới. Giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại. Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, từ một nền văn học trung đại mang tính khu vực, văn học Việt Nam bắt đầu chuyển dần từng bước sang nền văn học hiện đại mang tính toàn cầu. Đây là một cuộc chuyển đổi toàn diện, sâu

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.