Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nhà thơ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Những tác phẩm của thi sĩ Hồ Xuân Hương thường có lối viết phóng khoáng, thể hiện cách chơi ngông về ngôn ngữ, hình tượng, đều thể hiện nỗi lòng của tác giả khi thương xót cho số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến. | Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương Bài làm Nhà thơ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Những tác phẩm của thi sĩ Hồ Xuân Hương thường có lối viết phóng khoáng, thể hiện cách chơi ngông về ngôn ngữ, hình tượng, đều thể hiện nỗi lòng của tác giả khi thương xót cho số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến. Bài thơ “Tự tình” được tác giả sáng tác để nói lên nỗi niềm trong lòng mình, cũng như nói hộ tâm tình của những người phụ nữ xưa, trước cuộc sống có nhiều đau thương bất chắc, những cơ cực tủi nhục mà người phụ nữ xưa phải chịu đựng. Người phụ nữ luôn phải trói mình trong những khuôn khổ của lễ giáo, của tam tòng tứ đức, khi mà xã hội xưa chỉ coi trọng người đàn ông và coi thường người phụ nữ. Canh khuya văng vẳng trống canh đồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. Trong đêm tối, cảnh khuya tĩnh mịch, người phụ nữ cảm nhận rõ sự cô đơn, trống trải của mình. Con người ta chỉ có thể sống đúng với cảm xúc thật của mình khi họ uống say và không làm chủ được cảm xúc, không bị trói buộc bởi những lễ giáo phong kiến. Bài thơ thể hiện cảm xúc của thi sĩ với những câu thơ chứa đựng nỗi buồn sâu kín, nỗi cô đơn đang bủa vây xung quanh tâm hồn bé nhỏ của người phụ nữ. Sự cô đơn xót xa, tủi hờn, thương cho thân phận bèo trôi của mình. Có lẽ tình cảm của tác giả và nỗi niềm trong bài thơ có sự tương đồng sâu sắc. Tác giả Hồ Xuân Hương như đang nói lên nỗi lòng của chính mình. Khi bà là một người có tài, có sắc, nhưng lại phải chịu cảnh làm vợ ba của ông tổng Cóc, rồi khi ông tổng Cóc qua đời bà phải chịu cảnh lễ giáo chèn ép của hai bà vợ .