Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm sinh vật dưới đất tán rừng thực nghiệm núi Luốt, trường Đại học Lâm Nghiệp
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng và củng cố thêm cơ sở dữ liệu về mối quan hệ giữa thành phần loài cây, độ sâu tầng đất đến sự phân bố của vi sinh vật và động vật đất. | Đặc điểm sinh vật dưới đất tán rừng thực nghiệm núi Luốt, trường Đại học Lâm Nghiệp Lâm học ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THỰC NGHIỆM NÚI LUỐT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Phạm Thị Hiền1, Nguyễn Thị Bích Phượng2, Lê Thị Khiếu3, Nguyễn Thị Bích Hòa4 1,2,3,4 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Sinh vật đất đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá trình lý, hóa và sinh học đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các tính chất lý hoá học tại khu vực nghiên cứu là môi trường sống khá thuận lợi cho động vật đất. Trong đó, dung trọng đất từ 1,25 - 1,72 g/cm3, tỷ trọng là 2,59 - 2,85 g/cm3, độ xốp đạt 39,50 - 51,66% và thành phần cơ giới đất thuộc loại đất thịt nhẹ đến trung bình; pHKCl từ 4,22 - 4,92 thuộc đất chua đến ít chua. Hàm lượng chất hữu cơ từ 1,08 - 3,48%, hàm lượng NH4+ từ 1 - 2,62 mg/100 g đất, P2O5 dễ tiêu từ 0,06 - 1,74 mg/100 g đất, K2O dễ tiêu từ 2,59 - 10,45 mg/100 g đất. Thành phần vi sinh vật đất ở các trạng thái rừng gồm 90% vi khuẩn, 7 - 8% xạ khuẩn, 1% nấm. Số lượng giun đất dưới rừng trồng Thông + cây bản địa trung bình 69.100 con/ha, Keo + CBĐ khoảng 40.900 con/ha và Bạch đàn trắng trung bình 26.400 con/ha. Số lượng vi sinh vật đất và giun đất cao nhất ở lớp đất mặt 0 - 10 cm, giảm dần ở các lớp đất dưới sâu và cao nhất ở rừng Thông + cây bản địa, sau đó là Keo + cây bản địa và thấp nhất là rừng Bạch đàn trắng. Sự khác biệt này chủ yếu do độ pH và hàm lượng CHC trong đất giảm dần theo độ sâu tầng đất và các trạng thái rừng trên. Kết quả trên góp phần xây dựng và củng cố thêm cơ sở dữ liệu về mối quan hệ giữa thành phần loài cây, độ sâu tầng đất đến sự phân bố của vi sinh vật và động vật đất. Từ khóa: Giun đất, sinh vật đất, tính chất lý hoá đất, trạng thái rừng, vi sinh vật đất. I. ĐẶT VẤN ĐỀ trúc thành phần loài cây, tuổi cây, độ che phủ Sinh vật đất là một bộ phận không thể tách mặt đất, độ sâu tầng đất (Jürgen Bauhus và rời trong quá trình hình thành và sự phát triển cộng sự,