Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cấu trúc tài chính yếu ảnh hưởng đến tính bền vững của doanh nghiệp

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG 30

Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, doanh nghiệp nên tính đến các kế hoạch mở rộng thị trường cho các sản phẩm sẵn có, hoặc phát triển các sản phẩm mới trên thị trường quen thuộc nhằm đảm bảo duy trì năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh. Phát triển kinh doanh sản phẩm mới trên thị trường mới có thể khiến doanh nghiệp chịu rủi ro rất cao trong việc đạt mục tiêu chiến lược, nhất là trong điều kiện không huy động được đủ nguồn lực tài chính. | Cấu trúc tài chính yếu ảnh hưởng đến tính bền vững của doanh nghiệp CẤU TRÚC TÀI CHÍNH YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP Không thiếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay quá mức dẫn tới sụp đổ, hoặc lâm vào tình trạng tài chính yếu kém buộc phải tái cấu trúc hay dừng hoạt động. Những bài học từ thực tiễn cho thấy, cái gốc của bền vững phải từ sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính yếu ảnh hưởng đến tính bền vững của doanh nghiệp Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2019, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, vốn trung ­ dài hạn cho nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Tín dụng trung ­ dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50,6% tổng dư nợ). Bên cạnh đó, năm 2019 cũng là năm bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi quy mô thị trường tăng mạnh, lên hơn 10% GDP. Điều đó cho thấy một đặc điểm quan trọng trong bức tranh tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam trong một thập kỷ vừa qua, đó là vẫn dựa nhiều vào vay nợ. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp vững mạnh là tỷ lệ tối ưu giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nhằm đảm bảo tối ưu giá trị của doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính hợp lý và linh hoạt trong điều kiện đáp ứng chiến lược kinh doanh, cũng như các điều kiện của thị trường vốn, đặc biệt là lãi suất. Trong quá khứ, không thiếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay quá mức dẫn tới sụp đổ, hoặc lâm vào tình trạng tài chính yếu kém buộc phải tái cấu trúc. Công ty Sông Đà Thăng Long (STL) nhiều năm trước đã trong tình trạng 10 đồng lợi nhuận trước lãi vay (EBIT), thì có đến hơn 5 đồng được dùng để trả lãi ngân hàng với cơ cấu vốn vay/vốn chủ sở hữu lên đến 13 lần. Với tình trạng kinh doanh và tài chính kiệt quệ, STL sau đó buộc phải huỷ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán (HOSE) và gần như vắng bóng trên thương trường. Một điển hình khác là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Nợ vay trên báo cáo tài chính đầu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.