Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Một trong những thiếu sót trong chương trình học ở Việt Nam từ trước đến nay là sự mất cân đối trong việc giới thiệu đến học sinh những dữ kiện về văn học theo sự phân bố về địa dư. Nói cho rõ hơn, chương trình văn ở bậc trung học nghiêng nặng về những tác giả tác phẩm ở ngoài Bắc và đã bỏ quên những sinh hoạt văn học trong Nam. Không thể chối cãi là ở trung học, chúng ta học quá nhiều về Tự Lực Văn Đoàn, về Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng. | Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao Hòa Đa Kính Tặng Má tặng Hồng vợ tôi người đã ru con bằng ca dao. Một trong những thiếu sót trong chương trình học ở Việt Nam từ trước đến nay là sự mất cân đối trong việc giới thiệu đến học sinh những dữ kiện về văn học theo sự phân bố về địa dư. Nói cho rõ hơn chương trình văn ở bậc trung học nghiêng nặng về những tác giả tác phẩm ở ngoài Bắc và đã bỏ quên những sinh hoạt văn học trong Nam. Không thể chối cãi là ở trung học chúng ta học quá nhiều về Tự Lực Văn Đoàn về Nhất Linh Khái Hưng Thạch Lam Hoàng Đạo. mà không hề nói gì về những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh Bình Nguyên Lộc.chẳng hạn chúng ta học quá nhiều về Nam Phong Đông Dương tạp chí học Nguyễn văn Vĩnh Phạm Quỳnh. mà không nhắc gì về Gia Định Báo Phụ Nữ Tân Văn Phan Khôi. Có thể nói trong mọi lãnh vực về văn học ở chương trình trung học miền Nam đã bị bỏ quên khiến cho sau bao nhiêu năm sự lãnh hội về kiến thức trong chúng ta về văn học đã bị thiếu sót. Ca dao miền Nam cũng chịu chung số phận như thế. Mặc dù không hề được nhắc đến ở trường học nhưng ca dao miền Nam vẫn có sức sống của nó. Chẳng những thế nó còn được phát triển mạnh và là một sinh hoạt tiềm tàng trong cuộc sống của người bình dân cho dù chúng ta không còn thấy những màn hò đối đáp trong công việc hàng ngày ở trên đồng ruộng sân lúa hay trên sông rạch như tiểu thuyết đã mô tả. Nó nằm ngay trên cửa miệng người bình dân họ đọc ra như một phản xạ tự nhiên phù hạp với hoàn cảnh đang xảy ra không chê được. Chẳng hạn thấy một chàng trai ở rể bị lợi dụng miệng đời đã có câu đàm tiếu Công anh làm rể đốn rào Tào lao phất ngọn chớ nào vợ anh 1 Câu này làm chúng ta nghĩ ngay đến câu tương tự ở ngoài Bắc Công anh làm rể chương đài Một mình ăn hết mười hai vại cà Giếng đâu thì dắt anh ra Không thì anh chết với cà nhà em. Hay để trêu chọc sự dan díu ngoài khuôn phép của gia đình và xã hội của một đôi trai gái chúng ta đã có sẵn câu Mùng ba thì có trăng non Anh đi lên xuống có con anh bồng Nó cũng nằm .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.