Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Đào chống lò - CĐ Công nghiệp và xây dựng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

(NB) Bài giảng Đào chống lò cung cấp cho người học các kiến thức: Áp lực đất đá; vật liệu chống lò; chống giữ lò; đào lò; sửa chữa khôi phục lò cũ. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của bài giảng. | Bài giảng Đào chống lò - CĐ Công nghiệp và xây dựng BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP amp XÂY DỰNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC ĐÀO CHỐNG LÒ Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp Lưu hành nội bộ Người biên soạn Đỗ Trọng Tiến Uông Bí năm 2010 CHƯƠNG 1 ÁP LỰC ĐẤT ĐÁ 1.1 Khái niệm về áp lực 1.1.1 Khái niệm về áp lực mỏ Chúng ta có thể hiểu chung rằng tổng hợp tất cả các lực trong khối đá xung quanh các đường lò tác dụng lên vỏ chống gọi là áp lực mỏ hay hiểu một cách hẹp hơn áp lực của đất đá xung quanh các đường lò tác dụng lên vỏ chống gọi là áp lực mỏ . Đặc tính của sự xuất hiện áp lực mỏ phụ thuộc nhiều yếu tố Hình dạng và kích thước đường lò Chiều sâu bố trí đường lò Tính chất cơ lý của đất đá bao quanh đường lò . Thời gian sử dụng đường lò 1.1.2 Nguyên nhân phát sinh ra áp lực mỏ Khi chúng ta đào các đường lò hầm trạm vào trong đất đá nguyên khối thì trạng thái cân bằng ứng lực tự nhiên của đất đá bị phá vỡ. Sau một khoảng thời gian nhất định đất đá xung quanh đường lò sẽ bị rạn nứt có khuynh hướng dịch chuyển và sụt lở vào trong khoảng trống và tạo lên áp lực mỏ tác dụng lên các vỏ chống. Vậy nguyên nhân phát sinh ra áp lực mỏ là do trạng thái cân bằng ứng lực tự nhiên trong đất đá bị phá vỡ. 1.2. Lý thuyết về tường chắn đất của Coulomb 1.2.1. Áp lực chủ động Giả sử ta có tường chắn đất như hình vẽ B C Do trọng lượng bản thân của khối lăng trụ tam giác ABC nó sẽ có khuynh hướng trượt theo mặt trượt AC mặt trượt AC nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang 1 góc α nhưng bị tường chắn đất ngăn lại. A Khối lăng trụ trượt ABC có khuynh hướng dịch chuyển xuống gây nên áp lực làm tường chắn đổ ngược chiều kim đồng hồ áp lực dó gọi là áp lực chủ động. 1.2.2. Áp lực bị động Q B C Cũng với tường chắn đất như trên trong trường hợp này sẽ có một lực Q tác dụng vào tường chắn làm cho tường chắn có khuynh hướng đổ theo chiều kim A đồng hồ gây áp lực lên lăng trụ ABC. Lúc này lăng trụ tam giác ABC có khuynh hướng bị trượt lên trên theo mặt trượt AC áp lực đó gọi là áp lực bị động. .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.