Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hợp tác đảm bảo an ninh môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững của ASEAN

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết nghiên cứu cơ chế hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN; quá trình hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN; một số thành tựu và hạn chế của hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN. | Hợp tác đảm bảo an ninh môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững của ASEAN TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 HỢP TÁC ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ASEAN Lê Sĩ Hưng1 TÓM TẮT An ninh môi trường là một trong những vấn đề cấp bách đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và của cả khu vực Đông Nam Á. ASEAN đã xây dựng cơ chế về hợp tác đảm bảo an ninh môi trường trong toàn khu vực. Những thành tựu về hợp tác đảm bảo an ninh môi trường trong ASEAN thể hiện trên nhiều mặt như biến đổi khí hậu môi trường biển phòng chống cháy rừng. Tuy nhiên trong hợp tác đảm bảo an ninh môi trường ASEAN vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Từ khóa An ninh môi trường ASEAN. 1. MỞ ĐẦU Phần lớn các quốc gia ASEAN đang trải qua thời kì phát triển công nghiệp hóa trong điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu dân số đông tốc độ tăng trưởng dân số cao nên tài nguyên thiên nhiên bị khai thác với tốc độ lớn môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng. Việc hợp tác toàn cầu nói chung và hợp tác khu vực nói riêng là điều kiện không thể thiếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm đưa ra giải pháp làm giảm nhẹ các nguy cơ đe dọa an ninh môi trường góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững của khu vực đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ chế hợp tác an ninh môi trường trong ASEAN Hợp tác môi trường được ASEAN quan tâm và thúc đẩy từ sớm. Từ năm 1977 ASEAN đã bắt tay vào việc soạn thảo chương trình môi trường tiểu khu vực ASEAN I ASEP I với sự trợ giúp của chương trình Môi trường Liên hợp Quốc UNEP đánh dấu mở đầu quá trình hợp tác bảo vệ môi trường trong khu vực. ASEP I do nhóm chuyên gia ASEAN về môi trường AEGE soạn thảo và được Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN COST thẩm định có 6 vấn đề ưu tiên và trên 100 các dự án về môi trường. Năm 1989 hợp tác ASEAN trong lĩnh vực môi trường phát triển mạnh và AEGE được thay thế bằng cơ chế hợp tác mới Hội nghị Quan chức Cao cấp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.